PHONG THỦY LUẬN BÀI 28 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.

II / MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH .
( Tài liệu này dienbatn sưu tầm và tổng hợp nên không ghi nguồn .)

I/ Chu kỳ 12 năm của Tuế Tinh .
[Năm thứ I]: Năm Nhiếp Đề Cách
Tuế Âm (Thái Tuế) chuyển về phía trái và ở cung Dần. Tuế Tinh chuyển phía phải và đóng ở cung Sửu. Tháng Giêng vào buổi sáng, Tuế Tinh sẽ mọc ở phía Đông, nơi các chòm sao Đẩu và Khiên Ngưu, có tên là Giám Đức.
Sắc xanh và sáng. Nếu nó mọc sai chỗ và nếu nó mọc nơi chòm sao Liễu thì đầu năm đó sẽ mưa nhiều, cuối năm đó sẽ nắng nhiều.
Tuế Tinh mọc, tiến về phía Đông 12o. Sau 100 ngày dừng lại, rồi thoái. Thoái 8o. Sau 100 ngày lại tiến về phía Đông.
Trong một năm nó đi được 30o 7/16 và như vậy mỗi ngày di chuyển trung bình là 1/12o. Trong vòng 12 năm nó đi được một vòng trời. Bao giờ nó cũng mọc ở phía Đông lúc bình minh, và lặn về phía Tây lúc chập tối.
[Năm thứ 2]: Năm Đơn Ất
Tuế Âm ở Mão, Tuế Tinh ở Tí. Tháng Hai mọc phía Đông, buổi sáng, nơi chòm sao Vụ Nữ, Hư, Nguy. Có tên là Giáng Nhập. Nếu mọc không đúng chỗ, mà lại mọc nơi chòm sao Trương thì gọi là Giáng Nhập. năm đó nước lớn.
[Năm thứ 3]: Năm Chấp Từ
Tuế Âm ở Thìn. Tuế Tinh ở Hợi. Tháng Ba mọc buổi sáng nơi chòm sao Doanh Thất, Đông Bích, gọi là Thanh Chương. Ánh sáng rất xanh, rất sáng. Nếu nó mọc sai chỗ và mọc ở chòm sao Chẩn thì gọi là Thanh Chương. Năm đó đầu năm hạn hán, cuối năm nước to.
[Năm thứ 4]: Năm Hoang Lạc
Tuế Âm ở Tị, Tuế Tinh ở Hợi. Tháng Tư, sáng sớm mọc nơi chòm sao Khuê, Lâu, Vị, Mão, gọi là Biền Chủng. Có màu đỏ. Nếu nó mọc sai chỗ, không đúng cách, thì sẽ mọc nơi chòm sao Cang.
[Năm thứ 5]: Năm Đôn Tàng
Tuế Âm ở Ngọ, Tuế Tinh ở Dậu. Tháng Năm, mọc nơi chòm sao Vị, Mão, Tất, vào lúc buổi sáng, gọi là Khai Minh. Nó sáng rực. Không nên chinh chiến, vì chỉ lợi cho vương công mà không lợi cho tướng soái. Nếu mọc sai chỗ, không đúng cách, nó sẽ mọc nơi chòm sao Phòng. Năm đó thì đầu năm nắng nhiều, cuối năm nước lớn.
[Năm thứ 6]: Năm Hiệp Hiếp
Tuế Âm ở Mùi, Tuế Tinh ở Thân. Tháng Sáu, mọc ở chòm sao Chủy, Huề, Sâm; gọi là Trường Liệt. Sáng láng. Nếu mọc sai chỗ thì sẽ mọc nơi chòm sao Cơ.
[Năm thứ 7]: Năm Huân Than
Tuế Âm tại Thân, Tuế Tinh tại Mùi. Tháng Bảy, sáng sớm mọc nơi chòm sao Đông Tỉnh, Dư Quỉ; gọi là Thiên Âm. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Thiên Ngưu.
[Năm thứ 8]: Năm Tác Ngạc
Tuế Âm tại Mão, Tuế Tinh tại Ngọ. Tháng Tám, mọc nơi các chòm sao Liễu, Thất, Tinh, Trương; gọi là Vi Trường Vương. Nếu sáng lóe thành tia thì quốc gia tương ứng sẽ thịnh và sẽ được mùa lúa. Nếu nó mọc sai chỗ và mọc ở chòm sao Nguy thì gọi là Đại Chương, nắng nhiều nhưng thịnh vượng. Đàn bà chết nhiều, dân chết nhiều.
[Năm thứ 9]: Năm Yêm Mậu
Tuế Âm tại Tuất, Tuế Tinh tại Tỵ. Tháng Chín, Tuế Tinhmọc nơi chòm sao Dực, Chẩn; gọi là Thiên Huy, sáng và trắng. Nếu mọc sai chỗ sẽ mọc nơi chòm sao Đông Bích. Năm đó mưa nhiều, con gái chết nhiều.
[Năm thứ 10]: Năm Uyên Hiến
Tuế Âm tại Hợi, Tuế Tinh tại Thìn. Tháng Mười, Tuế Tinh mọc nơi chòm sao Giác, Cang; gọi là Đại Chương. Nếu sao sáng xanh và lấp lánh nhiều và nếu hiện ra vào lúc rạng đông thì gọi là Chính Bình. Nên xuất binh chinh phạt. Quốc gia tương ứng sẽ có và lấy được Thiên hạ. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Lâu.
<Trong nguyên bản thiếu năm thứ 11>
[Năm thứ 12]: Năm Xích Phấn Nhược
Tuế Âm ở Sửu, Tuế Tinh ở Dần. Tháng 12, ban sáng mọc ở chòm sao Vĩ, Cơ; gọi là Thiên Hạo, sắc sẫm và sáng. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Sâm.



II. QUAN SÁT SAO BẮC ĐẨU
Xem sao Bắc Đẩu buổi chiều khoảng 18 giờ sẽ biết dưới trần gian đang ở vào mùa nào. Thí dụ:
- Tháng 11 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tí.
- Tháng 12 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu.
- Tháng 1 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dần.
- Tháng 2 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, v.v.
Như vậy, sao Bắc Đẩu chính là đồng hồ để chỉ mùa, chỉ tháng quanh năm.
Sao Bắc Đẩu còn quay một vòng trong một ngày, như chiếc kim đồng hồ. Thí dụ: Lúc 18 giờ buổi chiều nào đó, ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, thì 6 giờ sau tức vào nửa đêm, ta sẽ thấy nó chỉ hướng Ngọ. Sáu giờ sau nữa (tức 6 giờ sáng ngày hôm sau), nó sẽ chỉ hướng Dậu. Suy ra thì 12 giờ trưa hôm sau nó sẽ chỉ hướng Tí, để rồi 18 giờ chiều lại chỉ hướng Mão, v.v.
Lê Quí Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ như sau:
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão (tháng 2), chính là tiết Xuân Phân, cho đến tiết Lập Hạ giữa tháng Tị (tháng 4) là lúc Thiếu Dương quân hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy sáng sủa, là đức của vua chúa.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tị (tháng 4), chính là tiết Tiểu Mãn, cho đến tiết Tiểu Thử vào giữa tháng Mùi (tháng 6) là lúc Thiếu Âm tướng hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy nóng dữ, là lúc tướng hỏa làm việc.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mùi (tháng 6), chính là tiết Đại Thử, cho đến tiết Bạch Lộ vào giữa tháng Dậu (tháng 8), là Thái Âm thấp thổ làm chủ khí, tiết trời lúc ấy mây mưa nhiều, khí ẩm thấp bốc lên.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dậu (tháng 8), chính là tiết Thu Phân, cho đến tiết Lập Đông vào giữa tháng Hợi (tháng 10), là lúc Dương minh táo kim làm chủ khí, tiết trời đến lúc ấy thì vạn vật đều khô ráo.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Hợi (tháng 10), chính là tiết Tiểu Tuyết, cho đến Đại Tuyết (vào giữa tháng 12) là Thái Dương hàn thủy làm chủ khí, lúc ấy tiết trời rét quá.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu (tháng 12), chính là tiết Đại Hàn, cho đến tiết Kinh Trập (vào giữa tháng 2) là lúc Quyết Âm phong mộc làm chủ khí, tiết trời lúc ấy gió nhiều. Ấy là mỗi tiết khí ở trong khoảng hơn 60 ngày, quanh khắp vòng trời, hết rồi lại quay lại.» 
Lê Quí Đôn tuy bàn về tiết khí nhưng chính cũng đã gián tiếp cho ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu có thể dùng để chỉ các tháng trong năm.

I. Tử Vi Viên 紫 微 垣



Tử Vi Viên tức là nội cung, nội tẩm, gồm 54 sao hay chòm sao. Ta thấy Thiên Hoàng Đại Đế 天 皇 大 帝 ngự ở ngôi Bắc Thần 北 辰. Có Câu Trần 勾 陳 làm cận vệ, có Đế Tọa 帝 座 (Thiên Đế Tinh: l’Étoile souveraine du ciel), có Thiên Sàng 天 床 (le Lit de justice céleste), có lọng che (Hoa Cái 華 蓋 và Giang 杠: le Baldaquin), lại có các Hậu Phi 后 妃 (les Reines), Thái Tử 太 子 (le Prince Impérial), các Thứ Tử 次 子 (les fils de concubine), các công chúa (Ngự Nữ 御 女: les filles impériales).
Điểm qua hàng phụ tá, ta thấy có:
- Tứ Phụ 四 輔 (les quatre Supports)
- Thượng Thư 尚 書 (le Secrétaire)
- Trụ Sử 柱 史 (Ngự sử: Censeurs)
- Đại Lý 大 理 (les Juges)
- Tam Sư 三 師 (les Trois Gouverneurs)
- Tam Công 三 公 (les Trois Conseillers)
- Tướng 相 (le Ministre)
- Tam Thai 三 台 (les Trois Éminences)
- Văn Xương 文 昌 (les Accomplis)
- Thái Tôn 太 尊 (les Grands Augustes)
- Thiên Ất 天 乙 (la Première du Ciel)
- Thái Ất 太 乙 (l’Archie première)
- Lục Giáp 六 甲 (les Six Chefs)
- Thái Dương Thủ 太 陽 守 (le Gardien resplendissant)
- Truyền Xá 傳 舍 (le Maître du Logis)
Ngoài ra còn có:
- Thiên Trù 天 廚 (la Cuisine céleste)
- Nội Trù 內 廚 (la Cuisine intérieure)
- Thiên Lao 天 牢 (la Prison céleste)
- Tả Khu 左 樞 (le Pivot droit)
- Hữu Khu 右 樞 (le Pivot gauche)
Và nhất là chiếc xe trời: Đế Xa 帝 車 gồm 7 vì sao Bắc Đẩu: (1) Khu Tinh (Tham Lang), (2) Tuyền Tinh (Cự Môn), (3) Kỵ Tinh (Lộc Tồn), (4) Quyền Tinh (Văn Khúc), (5) Hành Tinh (Liêm Trinh), (6) Khai Dương (Vũ Khúc), (7) Giao Quang (Phá Quân).



II. Thái Vi Viên 太 微 垣
Thái Vi Viên là chỗ Thượng Đế thiết triều. Ta thấy ở giữa có Ngũ Đế Tòa (la Siège Intérieur des cinq empereurs) chỗ ấy là ngai Thượng Đế (Hoàng Đế). Đàng sau ngai Đế Tòa, ta thấy:
- Thái Tử 太 子 (le Prince) và các cận vệ như:
     . Hạnh Quan 幸 官 (les Officieur du Bonneur)
     . Tòng Quan 從 官 (la Suite)
     . Hổ Bí 虎 賁 (Hổ Bôn: les Tigres rapides)
     . Thường Trần 常 陳 (l’Escouade perpétuelle)
     . Lang Tướng 郎 將 (le Commandant de la Garde)
     . Tam Thai 三 台 (les Trois Éminences)
     . Lang Vị 郎 位 (le Siège des Officiers)
Hai bên tả hữu phía trước ngai lại giàn ra hai hàng văn võ:
- Thượng Tướng 上 將 (Premier Général)
- Thứ Tướng 次 將 (Second Général)
- Thượng Tướng 上 相 (Premier Conseiller)
- Thứ Tướng 次 相 (Second Conseiller)
- Tả Chấp Pháp 左 執 法 (le Justicier de Gauche)
- Hữu Chấp Pháp 右 執 法 (le Justicier de Droite)
Nơi sân rồng ta thấy bức bình phong (Nội bình 內 屏) và sự hiện diện của:
- Cửu Khanh 九 卿 (les Neuf Nobles)
- Tam Công 三 公 (les Trois Conseillers auliqués)
- Chư Hầu 諸 侯 (les Qinq Officiers)
- Yết Giả 謁 者 (les Visiteurs)
Xa hơn nữa, ta thấy có cửa ‘Đoan Môn’ 端 門, toà ‘Minh Đường’ 明 堂, tòa ‘Linh Đài’ 靈 臺 cùng với bức tường ‘Trường Viên’ 長 垣 của triều đình Thiên Quốc.

Thái Vi Viên gồm 29 sao hay chòm sao. (Xem hình vẽ)



III. Nhị thập bát tú 二 十 八 宿
Người xưa gọi Nhị thập bát tú tức là 28 ‘quán xá’ trời hay là những Kinh tinh để cho mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh chuyển vận lại qua.
Nhị thập bát tú theo từ nguyên, vừa có ý nghĩa luân lý, vừa có mục đích mô tả lại công việc một năm của nhà vua. Ví dụ: Giác 角 là vạn vật bắt đầu sinh. Vạn vật sinh ra rồi thì phải định tông miếu lễ nghĩa (Cang 亢), v.v. Giác là đầu mùa xuân, cũng là sừng để tung lòng trời, lòng đất mà nhô lên. Giác có phụ tinh là Thiên Điền 天 田, vì đầu xuân vua ra đồng để cấy một luống tượng trưng…
Ta không đi sâu vào chỉ tiết, mà chỉ cần nhớ tên và vị trí Nhị thập bát tú. Nhị thập bát tú gồm 4 nhóm sao lớn:
a. Nhóm sao phía Đông là Thanh Long 青 龍 , có 7 chòm sao:
(1) Giác 角 Spica và  Virginis
(2) Cang 亢 Virginis
(3) Đê 氐  Libræ
(4) Phòng 房Scorpionis
(5) Tâm 心 Scorpionis
(6) Vĩ 尾  Scorpionis
(7) Cơ 箕 Sagittarii, Telescopii
b. Nhóm sao phía Bắc là Huyền Võ 玄 武, có 7 chòm sao:
(1) Đẩu 斗  Sagittarii
(2) Ngưu 牛 Neb. 323, 324 Capricorne, Neb. 322 Sagittarii
(3) Nữ 女  493 Piazzii, Aquarii
(4) Hư 虛  Aquarii, Equlei
(5) Nguy 危  Aquarii,  Pegasi
(6) Thất 室 Aquarii,  Pegasi
(7) Bích 璧  Andromedæ  Pegasi
c. Nhóm sao phía Tây là Bạch Hổ 白 虎, có 7 chòm sao:
(1) Khuê 奎 16 saoAndromedæ, Piscium
(2) Lâu 婁 Capitis Arietis
(3) Vị 胃  Muscoe
(4) Mão 昴Tauri (Pleiades)
(5) Tất 畢  IV61 Piazi, Tauri (Hyades)
(6) Chủy 觜  Orionis
(7) Sâm 參 , Orionis
d. Nhóm sao phía Nam là Chu Tước 朱 雀, có 7 chòm sao:
(1) Tỉnh 井 8 sao: và  Germinerum
(2) Quỉ 鬼  Caneri
(3) Liễu 柳  Hydræ
(4) Tinh 星  20 và 26 Flamsteed vài sao chòm Hydræ
(5) Trương 張 6 sao và  Hydræ
(6) Dực 翼 22 sao Crateris và Hydræ
(7) Chẩn 軫  Cervi
Cách sắp xếp Nhị thập bát tú trên vòng Hoàng Đạo hết sức phức tạp. Ta thấy có mấy cách sắp sau đây:


IV. Thất Chính 七 正
Thất Chính gồm: (1)Mặt trời (Thái Dương); (2)Mặt trăng (Thái Âm); và Ngũ Hành: (3) Kim Tinh (Thái Bạch); (4) Mộc Tinh (Mộc Đức); (5) Thủy Tinh (Thủy Diệu); (6) Hỏa Tinh (Vân Hán); (7) Thổ Tinh (Thổ Tú).[1]
- Mặt trăng (Lune) quay 1 vòng chu thiên: 1/12 năm.
- Thủy Tinh (Mercure) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.
- Kim Tinh (Venus) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.
- Mặt trời (Soleil) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.
- Hỏa Tinh (Mars) quay 1 vòng chu thiên: 2 năm.
- Mộc Tinh (Jupiter) quay 1 vòng chu thiên: 12 năm.
- Thổ Tinh (Saturne) quay 1 vòng chu thiên: 28 năm.
Hỏa, Mộc, Thổ : Dương (chủ ngoại)
Kim, Thủy: Âm (chủ nội)
Âm Dương đắp đổi giao thoa thành thiên văn, thiên biến, và thời tiết. Ngày nay theo hệ thống Copernic thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những qui đạo bầu dục.
Ngày xưa, người Trung Hoa cũng như Âu Châu quan sát tinh tượng từ trái đất và bằng mắt trần, nên thấy các hành tinh có những đường lối hết sức là phức tạp, lắt léo, lúc tiến lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc hiện lúc ẩn, lúc ấp lúc trì; ánh sáng cũng tùy theo thời tiết, tùy theo các lớp mây lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận biết vui như con người, tiến thì hay, thoái thì dở…
Họ cho rằng: Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy phúc khánh. Mộc Tinh hay Tuế Tinh là phúc tinh, còn Hỏa Tinh là sao đem tới loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch chủ về quân binh nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh chậm, tỉnh táo, ẩn hiện mà bắt chước, điều binh. Thủy Tinh chỉ tứ thời, sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy…
Ta làm bản tóm lược về ngũ tinh như hình sau.


V. Sông Ngân Hà

Vòng Dịch có đường xoáy chữ S ở giữa, thì trời có sông Ngân Hà vắt ngang theo chiều Tí Ngọ.
Cát Hồng Bão Phác Tử viết: Sông Ngân Hà[2] nơi gần Bắc Cực chia thành hai nhánh, và từ đó vắt sang Nam Cực. Một nhánh qua chòm sao Nam Đẩu, một nhánh qua chòm sao Đông Tỉnh. 


 Thiên Tân
Gustav Schlegel cho rằng quả thực cách đây 18.500 năm sông Ngân Hà đã có vị trí như trên, và sách chiêm tinh học đều ghi chép như vậy. Tuy nhiên, vì sự chuyển dịch ngày nay chỗ sông Ngân Hà chẻ nhánh đã xa Bắc Cực nhiều.
Khoảng gần Bắc Cực, sông Ngân Hà có một chỗ khô «có thể lội qua» gọi là Thiên Tân (bến trời) thuộc các chòm sao Ngưu, Đẩu, vì thế Thiên Tân còn có một tên là Cách Tinh. Cách là đến, Tân là qua. Thiên tân trên trời có thể nói là ứng với quẻ Phục trong vòng Dịch Tiên Thiên.
Khảo sát về thiên văn học Trung Hoa ta thấy các nhà thiên văn chẳng những muốn nghiên cứu sự vận chuyển các vì sao, mà còn muốn dùng các sao trên trời để viết lại niềm tin của mình, những hoài bão của mình, những công trình của mình phải làm trong năm, trong tháng. Hơn nữa, người xưa còn muốn đem tâm tư con người mà điểm xuyết cho các vì sao, đem tính nết lành dữ của con người gán ghép cho các vì sao, làm cho bầu trời trăng sao trở thành một thiên đình linh động, thành một triều đình được tổ chức theo như nơi trần thế. Sau cùng, đem gắn liền hoạt động các vì sao vào công việc, vào số mệnh và sự hưng vong họa phúc của dân nước.
Muốn hiểu thiên văn Trung Hoa ta hãy mường tượng như các vì sao nhất là hai vầng nhật nguyệt và 5 hành tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là những vị thần linh, mà Nhị thập bát tú là những quán xá trời mây của những vị thần linh ấy. Các hành tinh này rong ruổi trên con đường Hoàng Đạo nhanh chậm khác nhau. Các hành tinh lại còn đi lúc nhanh lúc chậm, khi đi khi đứng, khi lui gót lúc bối rối vòng vo, lúc giận hờn mà thấy sắc diện, hoặc phát ra những tia lửa tức tối. Mỗi quán xá trời mây của Nhị thập bát tú lại ứng vào một phần đất dưới trần gian, và tùy theo sao lành dữ đóng ở cung nào trên trời thì hạnh phúc hay loạn lạc sinh ra nơi phần đất tương ứng ở trần gian.
( Viết theo Thiên văn học cổ - Nhân tử Nguyễn Văn Thọ ).

Lời nhắn nhủ của dienbatn : Những kiến thức về Thiên văn học này rất quan trọng để hiểu được những phần sau của môn Phong thủy, nhất là khi nghiên cứu về La Kinh. Xin các bạn chớ bỏ qua. dienbatn.
Xin xem tiếp bài 29. dienbatn.

Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh 


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

PHONG THỦY LUẬN BÀI 24 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN.

PHẦN 4 : KHẢO QUA MÔN DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU.



( dienbatn giới thiệu bài của NCD viết rất gọn về Dương trạch tam yếu. Các bạn có thể tham khảo thêm từ cuốn DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU của TRIỆU CỬU PHONG và cuốn DƯƠNG CƠ CHỨNG GIẢ của Lộc Dã Phu trong thư viện miễn phí của dienbatn. )

PHONG THỦY LUẬN BÀI 31 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN.

PHẦN 6: BỔ XUNG VỀ ÂM PHẦN.


Lời bạt : Những kiến thức về âm phần , dienbatn đã viết trong loạt bài " NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN " từ bài 1 đến bài 11  và loạt bài " ỨNG DỤNG BÁT QUÁI ĐỒ TRONG VIỆC ĐẶT MỘ PHẦN " từ bài 1 đến bài 4 . Phần này xin bổ xung thêm một số kiến thức chung mà dienbatn sưu tầm được. Thân ái.

VI. TÁNG PHÁP.
1/ KHÁI NIỆM CHUNG :
1. HUYỆT LÀ GÌ ? 
Huyệt là nơi tận cùng của Lai long, nơi Sinh khí hội tụ , là nơi Âm - Dương giao hòa mà hội tụ lại thành Huyệt.


Khí vùng sơn cước vượng nhưng không tụ , bị tán.
Khí vùng bình nguyên ít nhưng tụ nên Huyệt tốt hơn.

2. CÁC KIỂU HUYỆT.
Xem bài dienbatn đã viết tại :


3/ TỨ TRẤN.
A. Tông long ( Đầu long )  :
 Nếu mạch núi từ xa chạy thẳng tới , trải ngang ra rồi kết Huyệt, trông như nhị hoa ngay ngắn thì dùng phép trấn Tông long.



Hoặc trấn ở tai long, mũi long, trán long, bờm long. Tránh trấn tại các  điểm đuôi long, sừng long , răng long, mắt long .
B/ Kỵ long ( Bụng long )
Thế này mạch núi quay đầu ngoảnh nhìn về đuôi trông như vòng tròn thì nên điểm Huyệt ở chỗ lõm mà đầu Long quay lại.



Lấy đuôi Long làm Án sơn thì gọi là Kỵ long hoặc trấn bụng Long.
Kỵ long thì phải tọa rốn hay vú của Long mà tránh tọa ngang lưng hay sườn Long.
C/ Phán Long ( Gáy Long ) : 
Phán Long phải chọn mạch núi chạy ngang về phía trước, không quay đầu nhìn lại mà quay ngang , thì định Huyệt ở chỗ mé hơi nghiêng xuống gọi là Phán long.



Phán long phải tọa ở vai Long, gáy Long , tránh tọa ở lưng Long, cổ Long.
D/ Thừa Long ( Chân Long ).
Thừa Long là mạch núi cao to , nhấp nhô tiến tới rồi đứt hẳn ( không còn mạch ) . Thừa Long điểm Huyệt ở dưới chân núi hay đồng ruộng  gọi la2cha6n Long. Thừa Long phải tọa ở cổ tay , mắt cá chân . Tránh tọa ở khuỷu chân.



2. LONG PHÁP.
3/ TẦM LONG.
Phép tầm Long : Khi tầm Long , đầu tiên phải tìm tổ tông, cha mẹ của Long để thẩm định Khí mạch .Một thế Long khi khởi từ Tổ sơn thành Long có khi đi gần , có khi đi xa. Khi gần có khi chỉ vài dặm, khi xa có thể hàng ngàn dặm mới tới đất kết. Long đi phải có nước đi cùng . Khi đến đất kết ( kết Huyệt ) , nước sẽ tụ tại Minh đường ( nước tụ lại trước mặt Huyệt ).



A. Long có 3 cách đi ( hành Long ) :
- Thuận Long : Long đi xuôi theo dòng nước chảy và kết Huyệt xuôi theo dòng nước..
-Nghịch LongLong đi từ Tổ sơn xuôi theo dòng nước bỗng quay ngược lại nhìn Tổ sơn mà kết Huyệt. Trường hợp này còn gọi là " Hồi long cố Tổ ".
- Hoành Long : Long từ Tổ sơn đi xuôi theo dòng nước rồi bỗng quay ngang với chiều nước chảy và kết Huyệt.
B. CỬU THẾ.
1/ Sinh long : Chỉ mạch núi nhấp nhô , cao, đẹp lên xuống uyển chuyển , vận hành một cách sinh động . Có thể mạch núi liền nhau hoặc thành từng qủa núi một chạy liên tiếp như một chuỗi ngọc.
2/ Phi Long : Mạch núi sinh động , khoáng đạt, hình thế như chim Phượng hoàng xải cánh ôm lấy Huyệt.
3/ Giáng Long : Mạch núi ở nơi xuất phát cao đẹp , càng đi càng thấp dần , giống như con Rồng từ trên trời đáp xuống dưới biển. 
Phú viết : " Thế nhược giáng Long,
Thủy nhiễu vân tòng,
Tước lộc tam công ".
4/ Ngọa Long : Mạch núi oai vệ, sừng sững, dáng dấp vững vàng, chân núi hơi thu lại như con hổ dừng chân . Ngọa Long có Sinh khí lâu bền là cát Long. Vì vậy khi kết Huyệt thì cũng được gọi là " Đại cát Huyệt " , nhưng phát hơi chậm.
5/ Đằng Long : Mạch núi ở nơi xuất phát tương đối thấp, dần dần nhô cao với các đỉnh núi đẹp, thân núi dày, rộng . Đằng Long thường kết huyệt trên đỉnh núi gọi là " Thiên Huyệt " - Huyệt này sinh ra con cháu là những nhân vật huyền thoại. 
6/ Ẩn Long : Mạch núi từ xa đến , mạch lạc không rõ ràng , tung tích lờ mờ như có như không. Ẩn Long tưởng như bị tiết thoái Khí nhưng thực ra khí rất vượng . Đến khi kết Huyệt thường nhìn thấy một gò đất như hình bàn tay để ngửa ( xung quanh cao, giữa hơi lòm ) . Định Huyệt nơi có 2 dòng nước tụ - Đây là đại cát Huyệt .
7/ Hồi Long cố tổ : Thế mạch này núi uốn lượn trở lại , đầu đuôi nhìn nhau tựa như một con Rồng uốn mình quay lại . Hồi Long là đệ nhất Long kết Huyệt , an táng sẽ đại cát.
8/ Phi Long xuất dương :  Mạch núi sinh động khoáng đạt từ chỗ đất bằng tự nhiên cao vút lên , siêu quần xuất chúng , một mình đẹp đẽ uốn lượn như mãnh thú ra khỏi rừng . Phi Long xuất dương thì Sinh thế ào ạt , cực vượng . Mạch núi này kết phát tạo ra những anh hùng kiệt xuất  .
9/ Lĩnh Long quần thủ : Mạch núi ở giữa được các ngọn núi xung quanh tiền hô hậu ủng, tả hữ triều viên. Đỉnh núi cao to hùng vĩ nhưng trông lại thanh tú , thường kết huyệt ở lưng chừng núi . Lĩnh Long quần thủ , giống như con Rồng thủ lĩnh giữa bầy Rồng . Vì vậy Lĩnh Long quần thủ là đại cát Long . An táng vào đó được phát Đế Vương . Đặc biệt xung quanh chính Huyệt còn có vài chục Huyệt bàng kết phát.



Xin theo dõi tiếp bài 32 - dienbatn .


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

PHONG THỦY LUẬN BÀI 32 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN.

PHẦN 6: BỔ XUNG VỀ ÂM PHẦN.3. CỬU TINH THỤ HUYỆT.

1/ THAM LANG .
Tham Lang là Huyệt đại cát. 
H1.Kết Huyệt kiểu Trung thiên chính huyệt.



PHONG THỦY LUẬN BÀI 21 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 3 : KHẢO QUA MÔN CẢM XẠ PHONG THỦY.1/ CÁC BƯỚC CẦN THIẾT KHI HỌC CẢM XẠ.


a/ Rung động - Thư giãn.
b/ Nâng Khí - Gọi màu.
c/ Sử dụng con lắc và các dụng cụ cảm xạ phụ trợ.
Hướng dẫn sử dụng “Con lắc”.
 Các đũa L và đũa dò hình chữ Y thường được dùng ở bên ngoài trời. Còn con lắc thì thông thường dùng để dò tìm trong nhà. Tuy nhiên, tất cả chúng đều có thể dùng ở trong nhà hoặc ngoài trời nếu cần.
Con lắc đơn giản là một vật nhỏ được treo trên một sợi dây hoặc một đoạn xích. Nhiều nhà cảm xạ thích các con lắc làm bằng gỗ, chỉ vì nhiều người thích dò tìm với một đũa dò hình chữ Y bằng gỗ hơn là đũa dò làm bằng nhựa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thích một con lắc thạch anh hoặc con lắc kim loại. Một vài nhà cảm xạ không thích các con lắc kim loại vì họ cho rằng chúng thu nhận các rung động từ các vật thể kim loại tương tự trong lòng đất. Abbé Mermet đã thiết kế một con lắc kim loại đặc biệt, được làm từ một hợp kim, và đây là loại mà những nhà cảm xạ thường dùng. Tại các Trung tâm Cảm xạ Việt Nam có các con lắc tùy theo tác dụng và bạn có thể chọn một con lắc mà bạn ưa thích. Quả dọi của các thợ mộc thực chất cũng là các con lắc, và các nhà cảm xạ thường nói các con lắc của họ là “các quả dọi”
Khi bạn mua một con lắc, điều đầu tiên là bạn sẽ phải khử các năng lượng mà con lắc đã thu nhận từ những người đã cầm nó trước đây trước khi bạn sở hữu nó. Nó có thể được làm bằng thạch anh, kim loại, gỗ…, bạn có thể khử năng lượng cũ và làm nó hòa hợp với rung động của bạn bằng cách nắm chặt trong tay và xoay cổ tay ngược chiều kim đồng hồ nhiều vòng.
Với các mục đích cảm xạ, độ dài của dây không cần quá dài. Bắt đầu với chỉ khoảng 2.5 cm, với phần còn lại được giữ trong lòng bàn tay bạn. Cầm con lắc sao cho dây treo được kẹp giữa ngón tay cái, ngón tay trỏ và các ngón tay hướng xuống. Lắc qua lại con lắc ra sau và ra trước. Chầm chậm thả dây lắc dài dần cho đến khi con lắc bắt đầu xoay vòng. Tạo một cái nút ở giữa của đoạn dây treo nằm dưới ngón tay trỏ và ngón cái. Đây là điểm đúng để cầm con lắc khi bạn tiến hành dò tìm với nó.
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để hỏi con lắc một vài câu hỏi. Cầm nó ở điểm mà bạn vừa thắt nút và hỏi nó xem chuyển động nào có nghĩa là “Có”
Hãy kiên nhẫn. Con lắc có thể mất một thời gian, nhưng cuối cùng nó cũng sẽ bắt đầu chuyển động và cho bạn câu trả lời. Con lắc xoay tròn theo chiều kim đồng hồ là “Có”. Con lắc của bạn có thể có một chuyển động hoàn toàn khác tùy theo qui ước của bạn. Nó có thể dao động từ bên này qua bên kia, hoặc chuyển động theo vòng tròn, theo chiều thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Hãy ghi nhớ chuyển động mang nghĩa “Có”, và sau đó hỏi con lắc chuyển động nào là “Không”. Điều này chính xác giống như thời xưa dùng một cái nhẫn cưới treo trên một sợi dây để xác định giới tính của một đứa trẻ chưa sinh. Một kiểu chuyển động sẽ chỉ ra đó là bé trai, và một kiểu khác là bé gái.
Bạn lúc này có thể hỏi con lắc bất kỳ câu hỏi nào mà có thể trả lời bằng một trong hai đáp án “Có”, “Không”. Bắt đầu bằng việc hỏi nó về những điều mà bạn đã biết. Bạn có thể hỏi, “Tên của anh này là …phải không?” “Anh này đã cưới … phải không” v.v. Một khi con lắc của bạn đã trả lời thành công các câu hỏi đơn giản như vậy, bạn có thể bắt đầu hỏi nó các câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời. Cẩn thận khi hỏi các câu hỏi về bản thân bạn, vì con lắc sẽ có thể cho bạn các câu trả lời mà bạn muốn nghe, thay vì câu trả lời đúng. Nếu đó là một điều quan trọng mà bạn muốn có câu trả lời, hãy tìm một ai đó khác không bị dễ xúc động để hỏi câu hỏi cho bạn.
Bạn sẽ cần hỏi con lắc định kỳ xem chuyển động nào là có và chuyển động nào là không, vì các chuyển động có thể thay đổi, thậm chí là từ ngày này qua ngày khác.
Điều này có thể có hoặc có thể không xảy ra với bạn. Bạn có thể thấy các chuyển động ban đầu của bạn sẽ ổn định mãi mãi. Ngược lại, bạn có thể thấy nó thay đổi ở mỗi lần riêng lẻ bạn sử dụng con lắc. Bạn cần phải xác nhận lại đáp ứng của con lắc như vậy từ nay về sau.
Bác sĩ Dư Quang Châu.









d/ Định hướng và quy ước thầm.
Con lắc là công cụ để chúng ta có thể kiểm chứng, đo đạc cũng như phán đoán những việc cần nên làm, những việc cần nên tránh. Cụ thể là đo năng lượng, xem phong thủy, xác định phương hướng, kiếm người lạc...Nói cách khác con lắc là người bạn làm việc gắn liền với bất kỳ cảm xạ viên nào. 
Quy ước thầm 
Con lắc quay theo chiều kim đồng hồ: nghĩa là có, đúng, nên làm, ... 
Con lắc quay theo ngược kim đồng hồ: nghĩa là không, xấu, không được làm ... 
Con lắc đánh ngang hoặc dọc : nghĩa là không biết, hoặc còn có cách trả lời khác, ... 
Lời khuyên dành cho người mới 
-Khi cầm lắc, nó vẫn đứng yên hay xoay xoay nhẹ thì đó đã là biểu hiện của người có năng lượng. Nếu người chưa biết gì về năng lượng cảm xạ thì thường do lực tay rung nên con lắc có biểu hiện rung rung rất đặc trưng. (Không nên nghĩ mình làm không được dễ tự kỷ ám thị) Nhưng đặc biệt vẫn có những người sử dụng lần đầu con lắc đã xoay liên tục. (gặp mấy người rồi) 
-Lúc mới sử dụng đừng nên áp đặt nên xoay theo chiều nào, cứ để con lắc xoay tự nhiên. Một thời gian sau hãy quy ước cho con lắc cách xoay sau. 
-Không nên biểu diễn chứng minh những kẻ thách thức hoặc nhạo bán cảm xạ... chỉ nên thực hiện với những ai thực sự tin tưởng vào khả năng của mình. 
Sau khi nâng khí, năng lượng sẽ “phát” ra nhiều hơn nên kết quả sử dụng con lắc cũng tốt hơn. Và con lắc chỉ là phương tiện thể hiện sự phát khí trong cơ thể chứ không phải nó hút năng lượng của chúng ta... cầm nguyên ngày lắc lắc cũng chẳng sao cả. 

-Không kiềm chế áp đặt, tự kỷ ám thị lên con lắc. Không cần tin tưởng con lắc như một người bạn mà phải tin tưởng vào năng lực chính mình, cái vô thức đang tồn tại trong cơ thể (RĐTG). Những điều con lắc nói có thể chính xác lên đến 90% nhưng tất nhiên còn tùy vào năng lực của bạn 
e/ Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời.




2/ THỰC HÀNH CẢM XẠ TRONG PHONG THỦY . 

Ứng dụng Cảm xạ trong Phong thủy để xem xét nơi bạn ở và những hiện tượng xảy ra xung quanh nơi ở của bạn. vì nó phản ánh sự tồn tại của chính bạn. Điều cần thiết là bạn phải làm thế nào để có một sự đồng nhất giữa sóng rung động của bạn với sóng rung động của nơi bạn ở.
Bạn biết rõ tính năng nhậy cảm và hệ thống thần kinh thực vật của con người sẽ bị thay đổi trước một số chất liệu ( mỹ phẩm, màu sắc, diện từ trường ...) . Thí dụ : Chúng ta ghi nhận đa số những người mắc bệnh nghặt nghèo , đều có những điểm giống nhau là nơi họ ngủ phần nhiều là những điểm có chỉ số địa từ trường xấu ( đũa dạt ra, con lắc quay ngược ) . Chỉ cần thay đổi chỗ ngủ hay chuyển đi nơi khác có chỉ số địa từ trường tốt ( đũa chập lại, quả lắc quay thuận ) , thì bệnh giảm đi rõ rệt. Sự hiểu biết về lĩnh vực này là yêu cầu cần thiết của bộ môn Cảm xạ học , để đào tạo ra những Cảm xạ viên có chuyên môn vững vàng và thành thạo.
Ứng dụng Cảm xạ vào Phong thủy giúp các bạn nhận thức được sự mất quân bình trong mối liên hệ giữa NGƯỜI Ở VÀ NƠI Ở. Chúng là nguyên nhân của việc tiêu hao năng lượng của con người. Mỗi một người là antena để đón nhận các bức xạ xung quanh. Họ có một khả năng tự điều chỉnh để thích ứng với môi trường. Mỗi thay đổi của môi trường xung quanh , buộc cư dân phải tạo một thế quân bình mới để tồn tại ( giống như con tắc kè phải thay đổi màu da tùy theo thân cây mà nó đang cư ngụ , tránh kẻ thù có thể gây hại cho chúng ). Những ai bị một số bất ổn trong cơ thể , thường thấy rằng họ phải mất nhiều sức lực ( năng lượng ) để tái lập sự cân bằng trong điều kiện mới. 
Bởi vậy chúng ta chịu ảnh hưởng của đất, trời mà ta gọi là ĐỊA VŨ TRỤ . Các hiện tượng này tác động lên các bộ phận của cơ thể chúng ta , ngoài ý muốn của chúng ta , đôi lúc nó cũng cần thiết để duy trì sự sống của chúng ta. Nhưng nếu các bức xạ tác động không đúng chỗ, hoặc quá mạnh hoặc bị nhiễu loạn sẽ tạo ra các xáo trộn về vật chất và tinh thần từ mức độ nhẹ như mất ngủ, đau đầu đến sinh bệnh nặng như ung thư, hen xuyễn , căng thẳng , suy nhược , chưa kể đến những xáo trộn trong cuộc sống đôi lứa dẫn đến ly hôn.
Nơi ta sống giống như một trường năng lượng cộng hưởng các rung động. Bạn có phản ứng tốt hay xấu với môi trường rung động này tùy vào khả năng thích nghi của chính bạn.

A/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CẢM XẠ TRONG PHONG THỦY.
1/ Tìm ác xạ - Phúc xạ .
Định nghĩa : Ác xạ gồm 3 loại 
* Ác xạ Thiên là nguồn năng lượng vũ trụ tác động lên căn nhà gây tổn hại mọi mặt trong sinh hoạt của những người sống trong ngôi nhà đó.
* Ác xạ địa là khí xấu trong lòng đất phát lên gây tổn hại mọi mặt trong sinh hoạt của những người sống trong ngôi nhà đó.
* Ác xạ nhân : Do sự sinh - Khắc bản mệnh của từng người trong nhà với nhau và sự sinh - khắc giữa người với đồ vật kê trong nhà. 
2/ Tìm hiểu về các loại ác xạ .
* Ác xạ Thiên gồm : Ác xạ các điểm di động, ác xạ các điểm cố định , ác xạ diện cố định, ác xạ diện di động . Tính chất ác xạ Thiên là do các long mạch xung quanh môi trường sống của ta có những biến động đột biến , gây ảnh hưởng đế tương khắc ngũ hành , gây ra tương thừa, tương vũ làm triệt tiêu các sóng tốt trong căn nhà , gây ra sự thay đổi xấu môi trường trong nhà. Trong Địa lý phong thủy, cổ nhân dùng phương pháp " Thủy pháp trường sinh " để triệt tiêu sóng xấu đó. Thực chất của phương pháp " Thủy pháp trường sinh " là tính toán sao cho đường nước vào - Thiên môn và đường nước ra - Địa hộ ( giống như cái miệng và hậu môn của con người ) hai đường nước vào ra hài hòa, dẫn đến đường khí vào ra có quy luật và điều hòa. 
* Ác xạ Địa bao gồm : Ác xạ điểm cố định và ác xạ diện cố định . Trong ác xạ địa gồm 2 nhóm : Nhóm sinh học và nhóm vật lý. 
- Nhóm sinh học là mồ mả hoang, xác người, động vật , thực vật nhiễm xạ trong vùng đất đó phát lên.
_ Nhóm vật lý là mạch nước ngầm , hầm rỗng, giếng cũ bị lấp bỏ, khoáng chất, hóa chất độc hại , tia khí độc ( lục âm ). 
* Ác xạ đồ vật : là ác xạ do những vật mua mang về , tặng phẩm , đồ cổ...phát ra hoặc do treo nhầm vị trí mà nó tạo ra xung sóng.
3/ Phương pháp tìm và giải ác xạ.
a/ Tìm ác xạ : Dùng con lắc , đũa Michel, trần Văn Ba để hỏi . Trước hết làm các thủ tục giao cảm sau đó tiến hành hỏi cụ thể ( Xem phần trên ).
Câu hỏi thường đặt ra cho con lắc là : Nhà có ác xạ Thiên hay không ? Có bao nhiêu điểm ? Hỏi từng điểm là cố định hay di động ? Điểm đó là ác xạ sinh học hay vật lý ? Nếu là ác xạ sinh học thì do người , động vật hay thực vật ?  ( Ta tự quy ước người thì lắc quay thuận, động vật thì lắc quay nghịch, thức vật thì quả lắc lắc đi lắc lại ) . 
Nếu là ác xạ vật lý thì hỏi tiếp : Ác xạ đó là khoáng chất ? Hóa chất ? Tâm lý xã hội ? Long mạch môi trường? Khí môi trường ? Nếu là ác xạ đồ vật hỏ đó là quan hệ giữa người và người ? Là ác xạ người với môi trường ? Ác xạ giữa người với đồ vật kê trong nhà ? 
Ác xạ Địa : Hỏi con lắc đó là ác xạ sinh học hay vật lý ? Ác xạ điểm hay ác xạ diện ? 
Nếu trường hợp là Phúc xạ không cần điều tra kỹ mà chỉ cần biết điểm đó có bao nhiêu tác phúc và hướng tác phúc của điểm đó.
4/ Tìm tọa độ tạm thời điểm có ác xạ :
Sau khi làm thủ tục giao cảm, Cảm xạ viên đưa quả lắc sang tay đối nghịch ngầm hỏi cho tôi biết tọa độ của điểm ác xạ. Lắc chiều nào, tay antena chỉ theo chiều đó được một hướng. Sau đó chuyển lắc sang tay đối diện cũng làm như vậy ta được hướng thứ 2. Giao điểm của 2 hướng đó là tọa độ tàm thời cần tìm. Sau khi xác định được điểm tạm thời thì cảm xạ viên đến điểm tạm thời đó xác định chính xác điểm ác xạ trong diện hẹp . Cũng dùng lắc như phương pháp trên từ 2-3 hướng . Khi xác định được điểm ác xạ rồi ta tiến hành kiểm tra lại . Nếu theo cảm xạ vật lý thì lắc quay là đúng, lắc lắc là sai. Nếu theo cảm xạ tâm linh thì lắc quay thuận là đúng, lắc quay nghịch là sai.
5/ Khử ác xạ .
a/ Khử ác xạ sinh học : Cảm xạ viên giao cảm với điểm ác xạ . Nếu có bút la de thì sử dụng bút, nếu không có thì dùng 5 nén nhang , xin quẻ kép khoán vào điểm ác xạ đó. Dùng bút la de giao cảm như sau " Tôi ước vọng nhạy cảm với tọa độ điểm ác xạ và thu lấy chấn động sóng của điểm ác xạ để tiến hành lấy quẻ dịch quai linh phù , dùng tia la de khoán lên điểm ác xạ để trừ khử vĩnh viện điểm ác xạ đó . Sau khi giao cảm xong đưa lắc lên tay xin thượng quái và hạ quái.
b/ Khử ác xạ vật lý : Nếu là tia ác xạ địa : Mua đinh inox có mũ to đóng vào các điểm ác xạ rồi dùng dây điền dẫn phóng lên trời. Nếu là ác xạ sinh học thì phải khử tại mặt đất mới hóa giải được.
6/ Tìm tia vũ trụ .
Cách này phải dùng trên họa đồ . Muốn xác định, cảm xạ viên phải xác định ác xạ từ phương nào của mặt tường nào của căn nhà , đo kích thước bức tường đó , sau đó vẽ thu nhỏ theo tỷ lệ trên giấy. Sau đó xác định điểm ác xạ trên họa đồ. Đo chiều cao từ chân tường tới điểm ác xạ , rồi tứ hướng ác xạ tại chân tường đo lên xác định chính xác vị trí của ác xạ tại điểm cụ thể trên tướng. Cũng có thể dùng con lắc và tay antena xác định trực tiếp trên tường. Sau khi xác định ta hỏi lại con lắc, nếu lắc quay thuận thì đúng là điểm ác xạ. 

6/ PHÚC XẠ.
Phúc xạ là những chấn động sóng của các bình diện THIÊN - ĐỊA - NHÂN tác động đến cuộc sống con người , gây lợi cho con người với 12 tác phúc. Cách tìm điểm Phúc xạ giống như tìm điểm ác xạ. Tứ điểm Phúc xạ , hướng phát theo hình dấu cộng ( + ) . Do vậy cảm xạ viên sau khi tìm được điểm Phúc xạ phải tìm tiếp 4 hướng phát và kiểm tra tác phúc theo từng hướng. Trước khi xác định tác phúc hướng phải xác định tác phúc điểm . Cả hướng và điểm đều tìm theo 12 cung tử vi xem tác phúc tại cung nào : Tài, quan, tử, di, nô.....

MỘT SỐ BẢNG BIỂU KHI THỰC HÀNH CẢM XẠ PHONG THỦY.














Xin xem tiếp bài 22- dienbatn .


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

PHONG THỦY LUẬN BÀI 23 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 3 : KHẢO QUA MÔN CẢM XẠ PHONG THỦY.


6/ BÀI THAM KHẢO THÊM.


PHONG THỦY LUẬN BÀI 26 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.

II / MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH .
( Tài liệu này dienbatn sưu tầm và tổng hợp nên không ghi nguồn .)
I. PHƯƠNG PHÁP XEM SAO
Trên nguyên tắc, người ta có thể quan sát được tinh tượng, tiên tượng:
- Sáng sớm, lúc mặt trời mọc (giờ Mão).
- Trưa, lúc mặt trời chính ngọ (giờ Ngọ).
- Hoàng hôn, lúc mặt trời lặn (giờ Dậu).
- Nửa đêm (giờ Tí).
Sáng, chiều, tối xem sao, đã dĩ nhiên; trưa không xem được sao, nhưng đo được bóng nêu. Cái đó cũng quan hệ như ta đã thấy.
Đó chính là phương pháp vua Nghiêu đã áp dụng. Gustave Schlegel, bình thiên Nghiêu điển của Thư Kinh, đã cho thấy:
Vua Nghiêu sai các thiên văn gia đi bốn phương để quan sát tinh tượng, thiên tượng.
- Thiên văn gia đi về phía Đông, trong mùa Xuân, phải quan sát tinh tượng sáng sớm, khi mặt trời mọc.
- Thiên văn gia đi về phía Nam, trong mùa Hạ, phải quan sát thiên tượng, ban ngày, lúc chính ngọ.
- Thiên văn gia đi về phía Tây, trong mùa Thu, phải quan sát tinh tượng, lúc buổi chiều, khi mặt trời lặn.
- Thiên văn gia đi về phía Bắc, trong mùa Đông, phải quan sát tinh tượng lúc nửa đêm.
Và ông kết luận:
- Xem sao mọc sáng sớm để định mùa Xuân.
- Xem sao lặn buổi chiều cùng với mặt trời để định mùa Thu.
- Xem sao qua đỉnh đầu nửa đêm để định mùa Đông.
- Xem sao qua kinh tuyến phía dưới buổi trưa (trên lý thuyết) để định mùa Hạ.

II. NHỊ THẬP BÁT TÚ.

PHONG THỦY LUẬN BÀI 36 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN.
PHẦN 6: 
BỔ XUNG VỀ ÂM PHẦN.
V. THỦY PHÁP.
3. Ý NGHĨA CỦA CÁC SAO VÒNG TRƯỜNG SINH.

1/ SAO THAM LANG ( SINH - DƯỠNG ).


Thủy Dưỡng - Sinh chảy đến Minh đường , sao Tham Lang chiếu xạ Huyệt vị. Chủ sinh con cháu nổi danh văn tài, nhân đinh đông đúc, tính nết hiền lương. Dòng trưởng đời con cháu phát phúc phát quý, trung hậu, hiếu lễ. Nếu Lai Thủy càng uồn lượn quanh co chảy tới thì cành vinh hoa phú quý trường cửu và trong họ có nhiều người giữ chức vụ to trong triều đình. Còn nếu Thủy hiền hòa bao bọc thì phát Phúc và Lộc. Nếu thủy Dưỡng - Sinh chảy đi hoặc xối thẳng vào Huyệt vị thì sẽ bị phá tuyệt, vợ và con dâu sớm thành cô quả.
Có thơ rằng :
" Đệ nhất Dưỡng , Sinh thủy đáo đường ,
Tham Lang tinh chiếu hiển văn chương,
Trưởng vị , nhị tôn đa phú quý,
Nhân đinh xương chức tính trung lương.
Thủy cuốn chi huyền quan chức trọng,
Thủy tiểu loan hoàn phú thọ trường.
Dưỡng , Sinh lưu phá trung tu huyệt,
Thiếu niên, quả phụ thư không phòng".
Dịch như sau :
" Dưỡng , Sinh đem nước lại Minh đường,
Con cháu khoa danh phát văn chương.
Ngành trưởng giầu sang cao chức trọng,
Trong họ nhiều người tính trung lương.
Nước cuộn lượn về quyền chức trọng,
Nước tiêu Sinh , Dưỡng lắm tai ương.
Phá tán điền trang tha hương xứ,
Trai cô , gái góa tủi sầu thương ".

2/ SAO VĂN KHÚC ( MỘC DỤC - ĐÀO HOA ).
Thủy Mộc dục chảy đến Minh đường , sao Văn khúc chiếu xạ Huyệt vị là Đào hoa sát Thủy chủ dâm đãng. Con gái trong nhà dâm loạn không thể quản lý được . Hoặc bỏ nhà theo trai hoặc vì tình mà gieo mình xuống sông , xuống giếng tự vẫn . Gia sản lụn bại, tông tộc suy đồi  , đầy dẫy tai họa bệnh tật . Nếu Mộc dục thủy  từ cung Tý - Ngọ chảy đến thì ruộng vườn bán sạch . Nếu Mộc dục thủy từ phương Mão - Dậu chảy đến thì sinh người ham mê cờ bạc , rượu chè, nghiện hút , tiêu xài hoang phí dẫn đến ngục đường.
Thơ rằng :
" Mộc dục thủy lai phạm Đào hoa,
Nữ tử dâm loạn bất do tha,
Đầu hà tự ải tùy nhân tẩu,
Huyết bệnh tự tai phá bại gia.
Tý - Ngọ thủy lai điền nghiệp tận.
Mão - Dậu lưu lai hiếu tham hoa.
Nhược hoàn lưu hóa sinh thần vị,
Trụy thai dâm thanh đới quả già ".
Dịch :
" Mộc dục nước về phạm Đào hoa,
Gái trai dẫm đãng loạn trong nhà,
Thắt cổ, trầm mình, người quyến rũ.
Tý - Ngọ nước về nhà, ruộng hết.
Huyết bệnh lại thêm khổ quan nha.Mão - Dậu rượu chè, đổ bác sa.
Hút sách tiêu sài nhiều bệnh tật,
Tụng đình , hình ngục khổ can qua.
Nếu bát diệu Thủy pháp Minh đường có các sao Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc. Phụ Bật thì có thể dùng nước chảy tới từ phương Mộc dục.

3/ SAO VĂN KHÚC ( QUAN ĐỚI ).
Thủy Quan đới chảy đến Minh đường , sao Văn khúc chiếu xạ Huyệt vị . Chủ con cháu thông minh , trí tuệ hơn người , phong lưu. Trong nhà xuất hiện thần đồng , 7 tuổi đã uyên bác . Nếu Quan đới thủy mà chảy tuột đi thì thiếu niên chết yểu , nữ nhân bị tổn hại.
Thơ rằng :
" Quan đới thủy lai , nhân thông tuệ,
Vi chủ phong lưu thích bạc bài.
Thất niên thơ ấu hay thơ phú 
Văn chương bác sĩ vạn nhân khoa ,
Thủy phần lưu khứ tối vị hung,
Cánh cổn thâm khuê kiều thái nữ.
Thử cương bình súc hóa vi cát "
Dịch :
" Quan đới nước triều học thông minh,
Rượu , chè , cờ bạc mãi phong tình.
Thần đồng nổi tiếng thời thơ ấu,
Phú lục văn thơ vượng thịnh danh.
Văn khúc nước đi con thứ hại,
Sát hại biết bao trẻ sơ sinh.
Ai oán phòng không thương kiều nữ.
Quan đới nước lại tốt cát lành.

4/ SAO VŨ KHÚC ( LÂM QUAN ).
Thủy Lâm quan chảy đến Minh đường - Sao Vũ khúc chiếu xạ Huyệt vị. Chủ đại cát đại lợi. Thiếu niên đã sớm thi đỗ làm quan , gặp nhiều may mắn, thăng quan tiến chức . Tối kị Lâm quan thủy chảy đi , làm cho con cái đang thành đạt chết yểu, con dâu , con gái sớm để tang chồng, gia nghiệp lụn bại.
Thơ rằng :
" Lâm quan vị thượng thủy tư tich, 
Lộc mã triều nguyên hỷ khí tân.
Hiền tướng trù mưu tá thánh nhân,
Tối kị Lâm quan xuất Thủy khứ.
Thành tài chi tử tạ vong ân,
Tài cốc không hư triệt gốc bần".
Dịch :
" Lâm quan nước triều phúc lộc giăng,
Lộc, Mã triều nguyên lắm sự hay,
Hiển tướng đương phần nhẹ đường mây,
Lâm quan thủy khứ tử tôn yểu,
Gái góa cơ cùng khóc đêm ngày ".

5/ SAO VŨ KHÚC ( ĐẾ VƯỢNG ).
Thủy Đế vượng chảy đến Minh đường - Sao Vũ khúc chiếu xạ Huyệt vị. Chủ tài lộc tốc phát , con cháu nhiều người làm quan to , tước cao , lộc hậu , uy danh lừng lẫy , tiền bạc đổ vào nhà như nước . Nhưng Đế vượng thủy tốc phát mà không bền . Nếu lại xung tán thì có giầu như Thạch sùng cũng bị phá sản , lụn bại.
Cổ nhân xưa có nói : " Kẻ tham vinh hoa , phú quý thì bỏ Dưỡng, Trường sinh mà nghênh tiếp Vượng thần . Muốn đời con cháu lâu dài thì bỏ Vượng thần mà nghên tiếp Dưỡng - Trường sinh ".
Thơ rằng :
" Đế vượng triều lai tụ diện tiền,
Nhất đường vượng khí phát trang điền.
Quan cao, tước trọng , uy danh hiển,
Kim cốc phong danh hữu thừa thiên.
Vượng khương lưu khứ căn cơ bạc,
Thực thực cơ hàn quán thượng thiên ".
Dịch :
" Đế vượng nước triều vượng gia tài,
Tước cao, lộc hậu nhất quan giai,
Vàng bạc đầy rương , lúa đầy lẫm,
Đáng sợ nước tù khứ bất lai,
Thạch sùng hào phú cũng vì vậy ,
Giầu xổi rồi mai hết đồ xài ".

6/ SAO CỰ MÔN ( SUY ).
Thủy Suy chảy tới Minh đường - Sao Cự môn chiếu xạ Huyệt vị. Chủ con cháu thông minh , học giỏi , lại sinh nhiều người có năng khiếu về nghệ thuật, âm nhạc , hội họa. Thủy Suy thì người già phúc thọ phong lưu. Phương thủy Suy thủy lai, thủy khứ đều tốt , miễn nó chảy chậm dãi , uốn khúc là đại cát.
Thơ rằng :
" Suy phương thanh lịch đại thông minh,
Cửa nhà tấp nập người hạ mã,
Phúc lộc bền lâu khách tướng khanh,
Nước tiêu Vượng cục là quý địa.Nước chảy quanh co khách trữ tình.

7/ SAO LIÊM TRINH ( BỆNH - TỬ ).
Thủy Bệnh - Tử chảy đến Minh đường - Sao Liêm trinh chiếu xạ Huyệt vị. Chủ tai họa , binh đao , bệnh tật triền miên , gia nghiệp suy bại , hao tán . Nếu 2 phương Bệnh - Tử mà thủy khứ thì lại tốt đẹp, vạn sự như ý.
Thơ rằng :
" Phương Bệnh , phương Tử thủy triều Minh,
Dẫu có khoa danh cũng chẳng lành.
Liêm trinh chủ quản trường tai họa,
Thuốc độc hại người , nạn đao binh.
Thay vợ đổi chồng thêm cố tật,
Đọa thai, tật ách , khổ điêu linh.
Gia tài phá tán sinh nhân yểu,
Gẫy gốc, nhuốc nhen cực thân hình ".

8/ SAO PHÁ QUÂN ( MỘ ).
Thủy ở phương Mộ chảy đến Minh đường , sao Phá quân chiếu xạ Huyệt vị . Chủ gia nghiệp lụn bại, mang công mắc nợ , gia đình dù có nhân đinh đông đúc , cuối cùng cũng tuyệt tự. THủy Mộ khố mà chảy đi , nếu chậm rãi mà uốn lượn thì thành danh gia vọng tộc.
" Nước từ cung Mộ tháo chảy đi,
Phát văn, phát võ, pháyt quyền uy.
Nước chứa ao hồ giàu muôn vạn,
Nước đi thẳng tuột chẳng nên gì ,
Mang công mắc nợ nghèo xơ xác,
Tù tội, lưu đầy bị khinh khi " .

9/ SAO LỘC TỒN ( TUYỆT - THAI ).
Thủy Tuyệt - Thai chảy đến Minh đường - Sao Lộc tồn chiếu xạ Huyệt vị. Chủ gia đình đời sau con cháu sẽ tuyệt tự , thai sản khó khăn, hữu sinh vô dưỡng . nếu có sinh con thì cha con, vợ chồng cũng tử biệt , sinh ly . Nếu phương này mà thủy lai ( đến ) mạnh mẽ thì con cái trong nhà sẽ hư hỏng , dâm loạn . Phương này chỉ có thủy chảy đi mới hợp cách.
" Thai - Tuyệt nước lai hại không con,
Có đẻ không nuôi phải đem chôn,
Vợ chồng ly tán , người đối mặt,
Nước cả, đàn bà loạn dâm bôn.
Nước nhỏ tự tình ngầm ngang trái,
Nước đi hợp pháp lại vuông tròn " .

Xin xem tiếp bài 37 - dienbatn .

Blog TTL lấy nguồn từ  Điện Bà Tây Ninh 

TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

PHONG THỦY LUẬN BÀI 29 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN.

PHẦN 6: BỔ XUNG VỀ ÂM PHẦN.


Lời bạt : Những kiến thức về âm phần , dienbatn đã viết trong loạt bài " NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN " từ bài 1 đến bài 11  và loạt bài " ỨNG DỤNG BÁT QUÁI ĐỒ TRONG VIỆC ĐẶT MỘ PHẦN " từ bài 1  đến bài 4 . Phần này xin bổ xung thêm một số kiến thức chung mà dienbatn sưu tầm được. Thân ái.



PHONG THỦY LUẬN BÀI 34 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN.

PHẦN 6: 

BỔ XUNG VỀ ÂM PHẦN.

4. ĐIỂM HUYỆT PHÁP.
3/ THẬP NHỊ TRƯỢNG PHÁP. ( DƯƠNG CÔNG ).
5. KHAI TRƯỢNG.



Mình thích viết Blog, tìm hiểu Tử Vi, Phong Thủy, Kiến Trúc, nghiên cứu Lịch vạn niên, đọc sách tùm lum, hay chia sẽ kiến thức.

BẢN ĐỒ BLOG



Quý bạn muốn nghe nhạc?
Hãy nhấn nút bật loa.
Cảnh Cực Lạc, tâm bình an.

Xem tử vi 2024

xem tử vi năm 2024

Xem nhiều nhất

Bài viết mới nhất

Bài viết theo thời gian

SƠ ĐỒ BLOG

Bài Nỗi Bật

Tin mới nhất - VnExpress RSS

Kho Hàng Giá Sỉ

Dịch Vụ Sửa Nhà

Thảo Mộc Thái Phong

Tổng số lượt xem trang