PHONG THỦY LUẬN BÀI 7 Điện Bà Tây Ninh
Đăng bởi Trần Tứ Liêm - Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
PHONG THỦY LUẬN .
Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG ( tiếp theo ).
( Vì chỉ khảo sát qua Cổ dịch Huyền không nên dienbatn không đi sâu vào những kiến thức cơ bản. Những điều này hầu như sách nào cũng nói đến và các bạn có thể tham khảo trên trang https://www.huyenkhonglyso.com/. Đây là một trang quy tụ nhiều nhân tài như Vanhoai, VinhL...Longnguyenquang, vuivui...là những người quen của dienbatn từ trang Tuvilyso.net . Có ai qua đó, cho dienbatn gửi lời hỏi thăm và tặng vanhoai tấm ảnh khoảng gần 10 năm trước tại nhà chị Mai - Thái Bình. ).Phần viết của Khảo qua Huyền không chỉ chú trọng vào những điểm cần lưu ý và các sách ít nói đến .dienbatn.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.
1/ PHÂN KIM.
Phân kim là phép đặt sơn hướng, đặt tâm cổng, cửa vào những vị trí có độ số tốt nhất. Tránh phạm vào Không vong, lạc quái, sai thác.
A/ KHÔNG VONG :
* Đại không vong : Là đường phân tuyến ( có 8 đường ) giữa các cung ( quẻ ) bát quái, trong đó có 4 Đại không vong có thấu Địa long và 4 Đại không vong không có Thấu địa long.
a/ Tứ Đại Không vong không có thấu Địa long bao gồm những đường sau :
* Đường phân tuyến giữa quẻ Chấn và quẻ Cấn.
* Đường phân tuyến giữa quẻ Tốn và quẻ Ly.
*Đường phân tuyến giữa quẻ Khôn và quẻ Đoài.
* Đường phân tuyến giữa quẻ Càn và quẻ Khảm.
Tứ Đại Không vong có thấu Địa long là hung họa nhất trong trạch vận.
b/ Tứ Đại Không vong có Thấu Địa long là khi mà sơn hướng nhà , tâm cổng, cửa rơi vào các vị trí sau :
* Long Nhâm Thìn ( Vòng 60 Thấu Địa long ).
* Long Ất Mùi.
* Long Mậu Tuất.
Long Kỷ Sửu.
Lạc vào Bát Đại không vong là tối hung họa, thường gây ra bệnh tật, tai họa, chết người, hao tiền , tốn của. Khi lạc vào Lạc vào Bát Đại không vong thì đa phần gia đình không hòa thuận , hôn nhân lục đục, hay bị cô quả .
* Tiểu không vong : Là đường phân tuyến giữa 24 sơn. Có 16 đường Tiểu không vong , trong đó có 8 đường Tiểu không vong không có long và 8 đường Tiểu không vong có long.
a/ 8 đường Tiểu không vong không có long bao gồm :
* Đường phân tuyến giữa Mão - Ất .
* Đường phân tuyến giữa Thìn - Tốn.
* Đường phân tuyến giữa Ngọ - Đinh.
* Đường phân tuyến giữa Mùi - Khôn.
* Đường phân tuyến giữa Dậu - Tân.
* Đường phân tuyến giữa Tuất - Càn.
* Đường phân tuyến giữa Tý - Quý,
* Đường phân tuyến giữa Sửu - Cấn.
b/ 8 đường Tiểu không vong có long.
Đường phân tuyến giữa Tân - Mão.
* Đường phân tuyến giữa Quý - Tỵ.
* Đường phân tuyến giữa Giáp- Ngọ.
* Đường phân tuyến giữa Bính - Thân.
* Đường phân tuyến giữa Đinh - Dậu.
* Đường phân tuyến giữa Kỷ - Hợi.
* Đường phân tuyến giữa Mậu - Tý.
* Đường phân tuyến giữa Canh - Dần.
B/ LẠC QUÁI.
Lạc quái là đường sơn hướng của nhà , đường tâm cổng, cửa nằm sát vào đường phân tuyến giữa các quẻ. Long lạc quái bao gồm :
* Giáp Dần - Đinh Mão.
* Đinh Tỵ - Canh Ngọ.
* Canh Thân - Quý Dậu.
* Quý Hợi - Giáp Tý.
Lạc quái là tiến thoái bất nhất, vợ chồng lục đục, anh em bất hòa, văn nhân hay mắc phải bệnh tâm thần, nhiều sự việc bất hạnh liên tiếp xảy ra. Người ta gọi nhà Lạc quái là " tiện cục ".
C/ ÂM DƯƠNG SAI THÁC .
Âm dương sai thác là đặt sơn hướng của nhà hoặc tâm của cổng, cửa nằm đúng vị trí của bát long sau :
* Bính Thìn - Kỷ Tỵ.
* Kỷ Mùi - Nhâm Thân.
* Nhâm Tuất - Ất Hợi.
* Quý Sửu - Bính Dần.
Nhà phạm vào âm dương sai thác là tiến thoái lưỡng nan ( Còn gọi là âm dương sai thố ). Nhà loại này hay bị kiện tụng , miệng tiếng thị phi, khẩu thiệt, tổn nhân đinh, dễ mất chức, giới sĩ bị bôi bẩn , hoen ố. Nhà này gọi là nhà " Bại cục ".
D/ PHÂN KIM.
1/ Giải thích phân kim: Vòng tròn 360 độ chia cho 60 phần, bắt đầu từ Giáp Tý cho đến Quý Hợi. Giáp Tý hành Kim nên gọi là phân Kim.
2/ Chính Kim : Là vượng khí.
Chính kim có 24 thấu địa long như sau :
Kỷ Mão - Nhâm Ngọ - Ất Dậu - Bính Tý.
Quý Mão - Nhâm Ngọ - Ất Dậu - Canh Tý.
Canh Thìn - Quý Mùi - Bính Tuất - Đinh Sửu.
Giáp Thìn - Đinh Mùi - Canh Tuất - Tân Sửu.
Tân Tỵ - Giáp Thân - Đinh Hợi - Mậu Dần.
Ất Tỵ - Mậu Thân - Tân Hợi - Nhâm Dần.
Đây chính là 24 Huyệt khí Bảo châu. Trên La kinh phần trên Huyệt khí Bảo châu được tô màu đỏ.
E/ PHÂN CHÂM THEO TRẠCH VẬN.
Khi đặt La kinh lấy hướng nhà, hướng cổng , cửa chúng ta phải lấy theo Tam nguyên Long ( Thiên, Địa , Nhân nguyên Long ).
* Địa nguyên long : + Giáp, Canh , Nhâm , Bính.
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
* Thiên nguyên long : + Càn , Khôn , Cấn, Tốn.
- Tý , Ngọ , Mão, Dậu.
* Nhân nguyên long : + Dần , Thân , Tỵ , Hợi.
- Ất , Tân , Đinh, Quý.
Lưu ý : Hướng nhà dương, hướng cửa âm và ngược lại cùng một Long thì khí mạnh. Thí dụ : Hướng nhà Dần , Thân, Tỵ, Hợi thì dùng hướng cửa Ất, Tân , Đinh, Quý.
Khi đặt phân châm thì lấy hướng nhà và cổng, cửa cùng một Long ( Thiên, Địa, Nhân ) . Nếu hướng nhà dương thì lấy hướng cửa , cổng âm và ngược lại.
Khi đặt phân châm phải lấy chính hướng ở giữa 24 hướng để lọt bào Huyệt khí Bảo châu. Không đặt vào hướng Không vong, lạc quái và Không vong sai thác.
Ví dụ : Nhà tọa Sửu - Hướng Mùi : Cả hướng và tọa đều là âm Địa nguyên long. Nên mở cửa các hướng Canh , Bính.
G/ KHI LÀM NHÀ CẦN CHÚ Ý :
1/ Hướng nhà ; Nằm vào Huyệt Khí Bảo châu.
2/Tuổi chủ nhà.
3/ Cổng.
4/ Cửa : Theo hướng nhà.
5/ Cung vị : Cung vị hung đặt WC, nhà kho, chuồng nuôi gia súc. Cung vị cát : Đặt bếp, bàn thờ, giường ngủ.
6/ Hợp hướng : Sau khi được vị cát thì xoay theo hướng cát . Lưu ý : Vị là tọa độ trong nhà, hướng là theo phương 24 hướng.
7/ Vận : Cứ 20 năm tính là một vận. Nếu :
* Mệnh tốt, vận xấu là nhà trung bình.
* Mệnh tốt , vận tốt là nhà rất tốt.
* Mệnh xấu , vận tốt là nhà khá.
* Mệnh xấu , vận xấu là nhà rất xấu.
8/ Đặt cổng : Khi đặt cổng phải đặt vào các vị trí cát như Sinh khí, Phúc đức, Thiên y để được sinh vượng.
Kỵ đặt cổng :
"Quý nhập lôi môn thương trưởng tử.
Hỏa kiến thiên môn thương lão ông.
Ly xâm Tây Đoài phương thương nữ.
Tốn nhập Khôn vị mẫu ly ông.
Đoài gia Chấn , Tốn trưởng nhi nữ.
Cấn Ly âm phụ hoa gia phong.
Cấn , Khảm tiểu khẩu đa tật bệnh.
Khôn Khảm trung nam mạng tảo vong."
Giải thích :
* Nhà tọa Chấn , nếu mở cổng phương Càn là phương động khí do người qua lại . Vì vậy khi Càn kim tràn vào khắc Chấn mộc là trưởng nam ( Càn phối Chấn ra Ngũ quỷ ).
* Nhà tọa Càn nếu mở cổng, cửa phương Ly hỏa - Càn phối ly thành tuyệt mạng khiến bố, ông chết.
* Nhà Đoài mở cổng cửa phương Ly . Đoài phối Ly sinh Ngũ quỷ, khắc Sơn chủ Đoài là con gái.
* Nhà tọa Khôn mở cổng cửa phương Tốn . Khôn phối Tốn thành Ngũ quỷ, khắc người mẹ.
* Nhà tọa Tốn mở cửa phương Đoài . Đoài phối với Tốn thành Lục sát khắc tốn là trưởng nữ.
* Nhà tọa Cấn mở cổng phương Ly. Cấn phối Ly tạo thành họa hại
Các câu khác tương tự.
Lưu ý : Ta cần lưu ý khi gọi nhà theo sơn hoặc hướng. Ví dụ : Nhà hướng Nam, sơn chủ Khảm người ta gọi là Ly trạch, dùng để phối hướng. Còn gọi là Khảm trạch để sử dụng khi mở cổng cửa nhà. Mặc dù vẫn chỉ là một căn nhà có mặt tiền Nam, mặt hậu Bắc gọi là Sơn chủ.
H/ HOÀNG TUYỀN - BÁT SÁT.
1/ Hoàng tuyền ca ( Tính theo hướng ).
Đinh , Canh, Khôn thượng thị hoàng tuyền.
Ất , Bính tu phòng Tốn thủy tiên.
Giáp, Quý hướng lai hưu kiến Cấn.
Tân, Nhâm thủy lộ phạ đương Kiền.
Ví dụ : * Nhà hướng Khôn mà tại các hướng Đinh, Canh có đường đi vào , hoặc có thủy lao đến từ 2 hướng đó là phạm vào Hoàng tuyền..
* Nhà hướng Cấn mà có con đường hoặc thủy chạy tới từ hướng Giáp, hướng Quý là phạm Hoàng tuyền. Kể cả khi có hồ ao ở hai hướng đó cũng là phạm Hoàng tuyền.
* Nhà hướng Càn mà gặp đường đi vào , hoặc có thủy lao đến từ 2 hướng Tân, Nhâm phạm Hoàng tuyền. Kể cả khi có hồ ao ở hai hướng đó cũng là phạm Hoàng tuyền.
Hoàng tuyền là vị trí tử huyệt của tọa Sơn mà thôi. Với Sơn là can âm thì sợ vị trí Tử. Với Sơn là can dương thì sợ chữ Tuyệt.
I/ VÒNG TRÀNG SINH.
* Giáp + trường sinh khởi thuận từ Hợi.
* Ất - Tử tại Hợi khở nghịch.
* Bính , Mậu khởi thuận Trường sinh tại Dần.
* Canh khởi thuận Trường sinh tại Tỵ.
* Tân Khởi Tử nghịch tại Tỵ.
* Nhâm Khởi Trường sinh thuận tại Thân.
* Quý khởi Tử nghịch tại Thân.
Ví dụ : Nhà tọa Giáp - Hướng Canh khởi Trường sinh tại Hợi theo chiều thuận.
K/ BÁT SÁT CA.
Khảm Long Khôn Thỏ Chấn sơn Hầu.
Tốn Kê, Kiền Mã, Đoài Xà đầu.
Cấn Hổ Ly Chư vi sát diệu.
Mộ trạch phùng chi nhất về hưu.
Nếu lưng nhà (Sơn chủ ) ở Khảm tức Nhâm , Tý , Quý . Khảm thuộc hành Thủy mà mở cửa chính hay phụ, cổng ngõ ở phương Thìn , hoặc tại phương Thìn có thủy lưu, thủy tụ hoặc có con đường đâm xộc thẳng đến là Thìn Thổ khắc Khảm Thủy. Do vậy gọi là phạm Bát sát. Các câu khác tương tự.
Người ta có câu : Nhất vị - Nhị Hướng để chỉ tầm quan trọng của hướng và vị.
L/ LINH THẦN - CHÍNH THẦN.
a/ Chính Thần : Phương vị chính vận gọi là chính Thần. Chính Thần là phương vượng Khí.
b/ Linh Thần: Là phương vị đối xứng với Chính Thần. Linh Thần là phương thoái Khí.
c/ Chính Thủy : Ở phương vị Linh Thần nếu thấy Thủy gọi là Chính Thủy. Chíh Thủy là Thủy vượng.
d/ Linh Thủy : Ở phương vị Chính Thần nếu thấy Thủy gọi là Linh Thủy. Linh Thủy là Thủy suy.
2/ LẬP VẬN BÀN.
Vận bàn bao gồm 3 tinh đẩu : Vận tinh - Hướng tinh - Sơn tinh. Việc sắp xếp vận bàn là sắp xếp sự vận hành giữa 3 cung tinh đẩu trong cửu cung trạch.
a/ Vận tinh : Lấy số của vận đặt vào trung cung thuận phi tinh ( Thiên vận cửu tinh ).
b/ Hướng tinh : Lấy vận tinh đến Hướng nhập Trung cung , ghi nhỏ bên phải rồi dùng số của Lạc thư phối âm hoặc dương để định quỹ đạo thuận nghịch.
c/ Sơn tinh : Lấy vận tinh tới Sơn nhập trung cung ghi nhỏ bên trái rồi lấy số của Lạc thư phối âm hay dương để định quỹ đạo thận hay nghịch.
( Các bạn nên tham khảo kỹ trong các cuốn : Thẩm thị huyền không học )
Đồ hình bay thuận.
Đồ hình bay nghịch .
Thiên nguyên Long Sơn Ngọ - Hướng Tý vào Bát vận.
3/ ĐÁO SƠN - ĐÁO HƯỚNG.
Đáo là sự trở về.
* Đáo Sơn là Sơn tinh của Vận lại trở về đúng vị trí của Sơn.
* Đáo hướng : Là Hướng tinh của Vận lại trở về đúng vị trí của Hướng.
Đáo Sơn tức là vượng Sơn.
Đáo Hướng tức là vượng Hướng.
Khi Sơn tinh của Vận khí ra số trùng với số của Đại vận thì ta gọi là Sơn Vận.
Khi Hướng tinh của Vận khi ra số trùng với số của Đại Vận ta gọi là Hướng Vận.
Trong mối quan hệ giữa Sơn và Hướng : Sơn chủ nhân đinh - Hướng chủ về Tài lộc.
Trong Địa lý Phong thủy phải xét Lý khí và môi trường .
Lý khí : Trạch vận bên trong ngôi nhà là nội lực , chiếm 40 %.
Môi trường : Ngoại cảnh bên ngoài căn nhà , chiếm 60 %.
Vượng sơn vượng hướng: thích hợp nhất dùng cho sơn long, cũng hợp nhất với đa số : Phía sau có chủ tinh đẹp, thanh tú, long hổ đều dừng, mắt trước có đoạn cong đẹp của dòng nước chảy bao quanh, hoặc có nước trong sâu của hồ phát quang, là thế cục đạt tiêu chuẩn. Từ cục diện đó trọng lai long tinh thể, quá hẹp, xuất mạch, thắt lại, huyệt tinh dựa vào nhọn, tròn và vuông là ba ngôi sao tốt. Toạ hướng của xuấ mạch và kết huyệt không thể phạm và xuất quẻ, sai lầm. Nếu kết hợp những người liêm khiết, có phúc lâu dài, chủ chính là quân tử, nhân khẩu đông đúc, xuất hiện quý nhân, trường thọ, ái tinh lại có được "thập hợp", "Thư hùng chính phối", "Tam ban quẻ", phúc trạch dài lâu.
4/ THƯỚNG SƠN - HẠ THỦY.
Thướng là sự lên cao không đúng chỗ.
* Thướng Sơn là Hướng tinh của Vận lại đến vị trí của Sơn ngụ.
* Hạ thủy là Sơn tinh của Vận lại đến vị trí của Hướng ngụ.
Sách Thanh nang kinh có viết : " Sơn thượng long thần bất hạ thủy. Hạ lý long thần bất thướng Sơn. "
Vì vậy :
* Thướng Sơn là suy Hướng.
* Hạ thủy là suy Sơn.Nếu trạch vận rơi vào cả thướng Sơn lẫn Hạ thủy là cực hung số 1 của trạch vận.
Thượng sơn hạ thuỷ: thích hợp nhất với địa hình bằng phẳng. Đằng sau địa hình tương đối thấp, xa hơn một chút có suối, sông, dòng nước, hoặc có hồ nước, thác nước tụ họp. Mặt trước địa hình tương đối cao, núi cao có hình thế đẹp. Dương trạch lấy mặt nhà cao tầng là bố cục thích hợp. Từ bố cục này, mặc dù phía tứước cao phía sau thấp, phía tứước có phía sau không nhưng lại được coi là bố cục phù hợp. Nhưng cũng cần phải rõ ràng, không nên hiểu sai cho rằng chỉ cần dựa vào phía sau toạ có thuỷ, phía trước có sơn là có thể sử dụng được. Nếu mà như vậy thì lại không có nơi nào là không có đất. Thuỷ ở phía sau của toạ phải tào thành hình cong giống như hình dáng của cái tổ hoặc cái kìm ( Hình dáng là nửa hình tròn hoặc là hình chữ U). Đỉnh núi, gò đồi, kiến trúc của các toà nhà cần phải có một khoảng cách nhất định ( để không còn có cảm giác bị bức bách). Hình dáng của chúng phải đẹp, cân đối (nhìn thuận mắt), bao bọc lấy bản thân chúng ta, đó mới là mảnh đất có khí mạch, nếu sử dụng mảnh đất này sẽ có được phúc lộc dài lâu. Nếu thuỷ ở phía sau toạ nghiêng, và hướng tới mạch, đây là mảnh đất không tốt, rất dễ bị tuyệt tự, vì thế mà không nên sử dụng mảnh đất này.
5/ PHẢN PHỤC NGÂM .
Hai sao Sơn và Hướng nhập trung cung , thuận cục gọi là Phục Ngâm, nghịch cục gọi là Phản Ngâm.
* Phục ngâm là phi tinh của Sơn hướng có số trùng với số của Lạc thư.
* Phản ngâm : Phi tinh của Sơn hướng có số trùng với số của Cửu cung địa bàn ( Lạc thư ) . Khi hợp thập thành 10 , Phản ngâm hại không kém gì thướng Sơn hạ Thủy. Đây là họa đứng thứ 2 , nếu phạm phải thì tiền hết, người chết. Tuy nhiên nếu Hướng tinh vượng khí thì không coi là Phản ngâm . Các trường hợp khác không sợ phản phục ngâm là khi tạo thành cung Khảm đả kiếp, cung Ly đả kiếp, Tam ban xảo số .
Phản, phục ngâm: Sơn tinh của Ái tinh, hướng tinh và "nguyên đơn bàn" tương đồng viết là "phục ngâm"; tương phản viết là "phản ngâm". Đương lệnh do dự, mất đi lệnh thì sẽ gặp phải rất nhiều tai hoạ, chủ về mắc nhiều bệnh, phá sản, gặp nhiều bât trắc trong cuộc sống, thậm chí còn bị tuyệt tự không có người nối dõi. Tại âm quẻ, nữ giới bị thương, tại dương quẻ thì nam giới bị thương.
PHONG THỦY LUẬN BÀI 7 Điện Bà Tây Ninh
Bạn đang xem tại Blog Trần Tứ Liêm. Đừng quên Chia Sẻ nếu bài viết có ích! Mời xem dự án của tôi:
Từ điển Hán Việt - Từ điển Ê Đê - Từ điển NNKH