PHONG THỦY LUẬN BÀI 12 Điện Bà Tây Ninh
Đăng bởi Trần Tứ Liêm - Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
PHONG THỦY LUẬN.
Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.4/ 16 CÁCH CỤC HUYỀN KHÔNG.
( Trần Mạnh Linh ).
Nhất vị - Nhị Hướng. Vị là nơi đặt, Hướng là theo bản mệnh ( Bản cung ). Cục là sự kết hợp giữa Sơn tinh và Hướng tinh , vận hành trong cửu cung đồ trạch gồm có 16 cục như hình trên.
Ghi chú:
Ghi chú:
1- Nhất bạch, 2 - Nhị hắc, 3 - Tam bích, 4 - Tứ lục, 5 - Ngũ hoàng, 6 - Lục bạch,
7 - Thất xích, 8 - Bát bạch, 9 - Cửu tử.
Song tinh chính khí bao giờ cũng tại hướng hoặc tại sơn.
- Tại hướng tạo ra vượng tài cách (hoặc hạ thuỷ cách)
- Tại sơn là vượng đinh cách (hoặc thướng sơn cách).
Sau khi lập trạch bàn, trong 16 cục nếu:
- Sinh Vượng hay hợp cách gặp sinh nhập và khác nhập là cát.
- Suy Tử gặp sinh xuất, khắc xuất thì hung
Sinh nhập: Khách sinh chủ
Khắc nhập: Khách khắc chủ
Cát
Sinh xuất: Chủ sinh khách
Khắc xuất: Chủ khắc khách
Hung
GIẢNG NGHĨA:
(1) Khôi tinh cung (1 + 4):
Vượng: thành “Đăng khoa đoạt kim bảng cách”, thuận lợi cho học hành thi cử,
thông minh, anh kiệt, tuấn tú: đặt các tiết minh (bàn học, bàn làm việc, giường ngủ của
trẻ em...).
Suy: Học tài thi phận.
(2) Phúc đức (còn gọi là Tử tức cung):(4 + 9)
Vượng: Đem lại phúc cho gia đình, cho trạch, đông con, nhiều cháu, gia đình
hoà thuận anh em sum họp. Muốn cầu con đặt giường ngủ vào cung này (kết hợp với
xoay bếp) để đến năm, ngày giờ nó sinh nhập thì được.
Suy: Hiếm nhân đinh, anh em bất hoà.
(3) Thôi quan cung (1 + 6; 6 + 8):
Vượng: Chủ quan chức, địa vị, danh tiếng, sự nghiệp. Tốt đẹp cho công việc,
cho quá trình phát triển sự nghiệp, công danh của mình (đặt phòng làm việc hoặc
cửa...)
Suy: quan vận bất hanh thông, hay bị gẫy đổ, điều tiếng, thị phi, dời đổi trong
quan trường.
(4) Tật ách cung (1 + 2; 1 + 5;2 + 5; 3 + 5; 4 + 5):
Ốm đau, bệnh tật, tai hoạ.Nên đặt bất tiết minh (Nhà tắm, vệ sinh, nước thải...)
4 + 5 vượng thành “Hồi lộc chi tai” cách (lộc đến kèm tai họa), suy là hoạ hại.
2 + 5 nếu suy thành “Nhị hắc ôn thần sát”
(5) Đào hoa cung (4 + 7):
Vượng: Hỷ khí, chủ sự may mắn, sớm thành đạt, được nhiều người giúp đỡ, tình
cảm, tình duyên, sinh ra người đẹp, khôi ngô, có duyên (Người chưa có gia đình nên
đặt cửa, bàn làm việc vào đây, thanh niên mới đi làm đặt bàn làm việc vào đây thì tốt.
Kỵ với người có gia đình, con cái, bàn thờ, giường đặt vào; không tốt hay sinh sự).
Suy: Hoạ đào hoa sát (tai hoạ vì tình cảm không trong sáng, không lành mạnh).
(6) Tài lộc cung (1 + 7; 3 + 9; 7 + 8; 8 + 9):
Vượng: Chủ tiền tài, giàu có. Tăng tài tiến lộc, làm ăn thịnh vượng phát tài. Đẹp
nhất là đặt cửa ra vào (tài lộc lâm môn là đẹp nhất), hoặc cầu thang (vì động khí
mạnh), phòng làm việc, phòng ngủ, bếp nhưng phải xem chủ khách để phụ hoạ thêm vì
bếp hành hoả (ví dụ 1-7 đặt bếp thì tốt, nhưng 7-8 thì tài lộc vẫn có nhưng lại ngộ song
hao thoát vợi tiền). Nếu mà ra Tuế sát thì có lộc nhưng hay gặp tai hoạ, nếu Tuế hình là
lộc chi hình thì có lộc nhưng hay bị hình, rắc rối.
Suy: làm ăn khó khăn hơn, có tiền nhưng hay hao hụt (giống như Lộc ngộ song
Hao).
(7) Kiếp tài cung (3 + 7):
Phá sản, mất mát, suy bại, làm ăn khó phát triển, không thịnh vượng, nếu phát
triển cũng dễ phá sản. Nên để nhà vệ sinh, nhà tắm, kho hoặc những nơi tĩnh, không
động (vì càng động càng kiếp tài mạnh). Suy là “Xuyên tâm sát”
Phải làm cho kiếp tài giảm bớt cái xấu:
Ví dụ: vận 7, cửa ra vào có 3+7 (kiếp tài), số 7 là chủ, số 3 là khách, kim khắc
mộc là khắc xuất hung. Tức là hung vượng thì phải làm cho con số 3 vượng là chủ, số
7 là khách, 7 khắc nhập là cát, khi cát tăng thì hung sẽ giảm. Muốn vậy phải trấn để
cho 7 là khách thì phải có sơn: đắp một hòn giả sơn.
(Trong 9 cung của nhà thì Cửa là giá trị nhất, sau đó đếng Hướng và sau mới
đến Sơn.)
(8) Vô tự cung (5 + 7; 5 + 8):
Không có con cái, hay là có sinh nhưng chết yểu “hữu sinh vô dưỡng”, hoặc chỉ
có con gái không có con trai.
(9) Dịch mã cung (2 + 6; 4 + 6):
Vượng: chủ đi lại, nhanh nhẹn, năng động, thuận lợi trong công tác, thành đạt và
hay phải đi lại nhiều hoặc sống ở nước ngoài, hỗ trợ cho các cung khác để hưng khởi
hơn.
Suy: chủ tai nạn giao thông, khó khăn trong đi lại, xuất ngoại, sinh người ham
chơi lười nhác. (Nếu gặp Tuế sát, Tuế hình là xấu đi lại có khi bị tai nạn ở chân).
(10) Cô Quả cung (2 + 9; 5 + 6):
Chủ cô đơn (như sao Cô thần, Quả tú) nam chậm lấy vợ, nữ chậm lấy chồng.
Mỗi người sống một nơi, có khi già vẫn cô đơn con cái không ở cùng.
(11) Hoạ hại cung (1 + 3; 3 + 6; 5 + 9; 6 + 7; 7 + 9):
Chủ về tai hoạ vận hạn, tai bay vạ gió, điều tiếng và ốm đau. Nên đặt bất tiết
minh (nhà tắm, vệ sinh...).
5 + 9 vượng thành “Hồi lộc chi tai” cách (lộc đến kèm tai họa), vượng thích hợp
với nghề Y, Dược, suy là hoạ hại với thảo dân thành “Cửu hoàng độc chiêu sát”.
7 + 9 suy là “Lưỡng hoả sát”.
6 + 7 suy là “Giao kiếm sát”, sát chủ trộm cướp (7 + 7 suy là “song kiếm sát”).
(12) Điền trạch cung (1 + 8; 2 + 7; 2 + 8):
Vượng: Thuận lợi cho đất cát, điền trang, địa ốc và phát triển bất động sản (Điền
trạch nhập môn mệnh có Thái âm miếu vượng nên đi buôn đất)
Suy: Hay mất mát đất cát, khó khăn khi tạo dựng bất động sản. 2 + 7 biến thành
“Thiên hoả sát” rất xấu.
(13) Đoạt hồn cung (2 + 4; 3 + 8; 4 +8):
Chỉ về cái chết, giống Tuyệt mệnh (bệnh tật, tai nạn...) Tránh đặt cửa, bàn thờ.
Nên để những cái tĩnh, ít động, bất tiết minh (nhà tắm, vệ sinh...).
4 + 8 nếu vượng và trạch bàn tốt với người có đức thì là “ân tình phù trợ cách”
(14) Tụng đình cung (2 + 3):
Chủ sự cãi vã, kiện tụng, tranh chấp (nếu có thêm cột điện hay là sơn cao thì
suốt ngày kiện tụng).
Vượng: Kiện cáo, tranh chấp thường là mình đứng nguyên đơn (đi kiện người).
Suy: Ta là người bị kiện.
Vượng hay suy đều là “Đấu ngưu sát”. Thường tốt với người làm công tác pháp
luật, khi đó được gọi là “Tụng đình cung”.
(15) Hoan lạc cung (3 + 4):
Vượng: chủ sự vui vẻ, hoan hỷ, hay có khách, đặt bếp thì nhậu nhẹt, ăn uống
suốt ngày.
Suy: hay gặp hoạ vì hoan hỷ, cãi nhau, hay cờ bạc, chơi bời, trai gái, nghiện hút.
(16) Diên thọ cung (1 + 9; 6 + 9):
Chủ tuổi thọ cao, phúc đức (hai cung Diên thọ và Phúc đức thích hợp đặt bàn
thờ). Nếu bàn thờ ở cung này mà cửa ra Tật ách thì sống lâu mà bệnh tật suốt lại là
khổ.
( Trần Mạnh Linh ).
5/ LỤC DIỆU BÁT SƠN TÁC TÁO.
( 6 diệu pháp đặt bếp ).
Lục diệu : Lục diệu này kỵ Bát sát và Hoàng tuyền ).
Căn cứ vào Tọa Sơn ngôi nhà . Nếu bếp tách hẳn ra khỏi nhà thì xác định theo tọa Sơn của nhà bếp.
1/ Nhất Long. Cát.
2/ Nhị Vũ . Hung.
3/ Tam Âm . Hung.
4/ Tứ Hổ . Cát.
5/ Ngũ Xà - Hung.
6/ Lục Trận . Hung.
Từ tâm của nhà, kéo một đường thẳng đến tâm của bếp lò, chia làm 3 loại :
a/ Tọa Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Giáp , Canh , Nhâm , Bính.
Ta có :
Nhâm, Tý - Nhất Long.
Quý, Sửu - Nhị Vũ.
Cấn, Dần - Tam Âm.
Giáp , Mão - Tứ Hổ.
Ất, Thìn - Ngũ Xà.
Tốn , Tỵ - Lục Trấn.
Bính, Ngọ - Nhất Long.
Đinh , Mùi - Nhị Vũ.
Khôn , Thân - Tam Âm.
Canh, Dậu - Tứ Hổ.
Tân , Tuất - Ngũ Xà .
Càn , Hợi - Lục Trấn.
Lưu ý :
Tọa Mão kỵ Nhâm Tý ( Đào hoa sát ).
Tọa Ngọ kỵ Giáp Mão ( Đào hoa sát ).
Tọa Dậu kỵ Bính Ngọ ( Đào hoa sát ).
Tọa Tý kỵ Canh Dậu ( Đào hoa sát ).
b/ Tọa Dần , Thân , Tỵ , Hợi, Càn , Khôn, Cấn , Tốn .
Nhâm , Tý - Lục Trấn.
Quý , Sửu Nhất Long.
Cấn , Dần - Nhị Vũ.
Giáp , Mão - Tam Âm.
Ất , Thìn - Tứ Hổ.
Tốn , Tỵ - Ngũ Xà.
Bính , Ngọ - Lục Trần.
Đinh , Mùi - Nhất Long.
Khôn , Thân - Nhị Vũ.
Canh , Dậu - Tam Âm.
Tân , Tuất - Tứ Hổ.
Càn , Hợi - Ngũ Xà.
Lưu ý :
Khảm ( Nhâm , Tý , Quý kị Thìn vì phạm bát sát.
Khôn ( Mùi , Khôn , Thân ) kị Mão vì phạm bát sát.
Chấn ( Giáp , Mão , Ất ) kị Thân vì phạm bát sát.
Tốn ( Thìn, Tốn , Tị ) kị Dậu vì phạm bát sát.
Càn ( Tuất , Càn , Hợi ) kị Ngọ vì phạm bát sát.
Đoài ( Canh, Dậu, Tân ) kị Tị vì phạm bát sát.
Ly ( Bính , Ngọ , Đinh ) kị Hợi vì phạm bát sát.
c/ Tọa Thìn , Tuất , Sửu, Mùi, Ất , Tân , Đinh, Quý.
Nhâm, Tý - Nhị Vũ.
Quý, Sửu - Tam Âm.
Cấn, Dần - Tứ Hổ.
Giáp , Mão -Ngũ Xà
Ất, Thìn - .Lục Trấn.
Tốn , Tỵ - Nhất Long.
Bính, Ngọ -Nhị Vũ.
Đinh , Mùi - Tam Âm.
Khôn , Thân - Tứ Hổ.
Canh, Dậu - Ngũ Xà .
Tân , Tuất - Lục Trấn.
Càn , Hợi - Nhất Long.
Ví dụ : Nhà Tọa Ất - Hướng Tân .
Vị trí tốt đặt bếp tại cấn, Dần, Tốn , Tỵ. Ta chọn đặt bếp tại Tỵ để tránh Hoàng tuyền.
5/ LỤC DIỆU BÁT SƠN TÁC TÁO.
( 6 diệu pháp đặt bếp ).
Lục diệu : Lục diệu này kỵ Bát sát và Hoàng tuyền ).
Căn cứ vào Tọa Sơn ngôi nhà . Nếu bếp tách hẳn ra khỏi nhà thì xác định theo tọa Sơn của nhà bếp.
1/ Nhất Long. Cát.
2/ Nhị Vũ . Hung.
3/ Tam Âm . Hung.
4/ Tứ Hổ . Cát.
5/ Ngũ Xà - Hung.
6/ Lục Trận . Hung.
Từ tâm của nhà, kéo một đường thẳng đến tâm của bếp lò, chia làm 3 loại :
a/ Tọa Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Giáp , Canh , Nhâm , Bính.
Ta có :
Nhâm, Tý - Nhất Long.
Quý, Sửu - Nhị Vũ.
Cấn, Dần - Tam Âm.
Giáp , Mão - Tứ Hổ.
Ất, Thìn - Ngũ Xà.
Tốn , Tỵ - Lục Trấn.
Bính, Ngọ - Nhất Long.
Đinh , Mùi - Nhị Vũ.
Khôn , Thân - Tam Âm.
Canh, Dậu - Tứ Hổ.
Tân , Tuất - Ngũ Xà .
Càn , Hợi - Lục Trấn.
Lưu ý :
Tọa Mão kỵ Nhâm Tý ( Đào hoa sát ).
Tọa Ngọ kỵ Giáp Mão ( Đào hoa sát ).
Tọa Dậu kỵ Bính Ngọ ( Đào hoa sát ).
Tọa Tý kỵ Canh Dậu ( Đào hoa sát ).
b/ Tọa Dần , Thân , Tỵ , Hợi, Càn , Khôn, Cấn , Tốn .
Nhâm , Tý - Lục Trấn.
Quý , Sửu Nhất Long.
Cấn , Dần - Nhị Vũ.
Giáp , Mão - Tam Âm.
Ất , Thìn - Tứ Hổ.
Tốn , Tỵ - Ngũ Xà.
Bính , Ngọ - Lục Trần.
Đinh , Mùi - Nhất Long.
Khôn , Thân - Nhị Vũ.
Canh , Dậu - Tam Âm.
Tân , Tuất - Tứ Hổ.
Càn , Hợi - Ngũ Xà.
Lưu ý :
Khảm ( Nhâm , Tý , Quý kị Thìn vì phạm bát sát.
Khôn ( Mùi , Khôn , Thân ) kị Mão vì phạm bát sát.
Chấn ( Giáp , Mão , Ất ) kị Thân vì phạm bát sát.
Tốn ( Thìn, Tốn , Tị ) kị Dậu vì phạm bát sát.
Càn ( Tuất , Càn , Hợi ) kị Ngọ vì phạm bát sát.
Đoài ( Canh, Dậu, Tân ) kị Tị vì phạm bát sát.
Ly ( Bính , Ngọ , Đinh ) kị Hợi vì phạm bát sát.
c/ Tọa Thìn , Tuất , Sửu, Mùi, Ất , Tân , Đinh, Quý.
Nhâm, Tý - Nhị Vũ.
Quý, Sửu - Tam Âm.
Cấn, Dần - Tứ Hổ.
Giáp , Mão -Ngũ Xà
Ất, Thìn - .Lục Trấn.
Tốn , Tỵ - Nhất Long.
Bính, Ngọ -Nhị Vũ.
Đinh , Mùi - Tam Âm.
Khôn , Thân - Tứ Hổ.
Canh, Dậu - Ngũ Xà .
Tân , Tuất - Lục Trấn.
Càn , Hợi - Nhất Long.
Ví dụ : Nhà Tọa Ất - Hướng Tân .
Vị trí tốt đặt bếp tại cấn, Dần, Tốn , Tỵ. Ta chọn đặt bếp tại Tỵ để tránh Hoàng tuyền.
PHONG THỦY LUẬN BÀI 12 Điện Bà Tây Ninh
Bạn đang xem tại Blog Trần Tứ Liêm. Đừng quên Chia Sẻ nếu bài viết có ích! Mời xem dự án của tôi:
Đánh Vần Tiếng Việt - Từ điển Hán Việt - Từ điển Ê Đê - Từ điển NNKH - Từ điển Tiếng Việt