PHONG THỦY LUẬN BÀI 18 Điện Bà Tây Ninh
Đăng bởi Trần Tứ Liêm - Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013
PHONG THỦY LUẬN .
Phần 3 : KHẢO QUA CẢM XẠ PHONG THỦY.
A/ Rung động thư giãn ( tiếp ).
Tập thở khai thông 3 điểm (luân xa).
Hệ thần kinh và các luân xa
Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị các bệnh thần kinh, phối hợp với các LX khác chữa trị hầu hết các bệnh.
Luân xa 6: Liên quan vỏ não và tuyến tùng là “Thần nhãn”. Chủ trị về Thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
Luân xa 5: Chữa trị hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy).
Luân xa 4: Chữa trị về tim và cholesterol.
Luân xa 3: Điều hòa năng lượng cơ thể. Chữa trị các bệnh về tiêu hóa, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
Luân xa 2: Chữa trị về bộ phận sinh dục, bài tiết.
Luân xa 1: Là tiềm lực nguồn vũ trụ.
Sự hiểu biết về hệ thống và vị trí các luân xa là rất quan trọng trong quá trình tập thiền. Luân xa là các huyệt đạo chính trên cơ thể, được sắp xếp theo các cặp đối xứng.
Luân xa 6-16, 7-1, 5-8, 4-9, 3-10, 2-11 mà trong đó các luân xa 6, 7, 5, 4, 3, 2 nằm trên mạch đốc (mạch dương), các luân xa 8, 9, 10, 11 và 1 nằm trên mạch nhâm (mạch âm).
(Ghi chú: Trong một số tài liệu khác người ta xếp các luân xa theo cặp A-B.)
Ngoài các cặp luân xa trên, các huyệt và cơ quan tạng phủ sau còn có liên quan tới quá trình trao đổi năng lượng:
- 2 huyệt Lao Cung trong 2 lòng bàn tay: huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4 hay còn gọi là ngón nhẫn) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt - xem ảnh dưới
- 2 huyệt Dũng Tuyền trong 2 lòng bàn chân: huyệt nằm trên gan bàn chân. Lấy khoảng cách từ ngón chân thứ 2 (ngón chân trỏ) tới gót chân chia làm 5 phần, thì huyệt Dũng Tuyền là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (cách gót 3/5) - xem ảnh trên
- Cửu khiếu: 2 lỗ tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết
- Lục phủ: 6 bộ phận quan trọng trong vùng bụng là vị (bao tử), đảm/đởm (mật), tam tiêu (thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang), bàng quang (bọng đái), tiểu trường (ruột non), đại trường (ruột già)
- Ngũ tạng: 5 bộ phận quan trọng trong vùng ngực và bụng là tâm (tim), can (gan), tỳ (lá lách), phế (phổi), thận (cật)
- và 2 huyệt Thái Dương ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt 1 tấc, ấn vào có cảm giác ê tức.
Tư thế khi ngồi thiền
Có các tư thế ngồi thiền khác nhau. Khi luyện thiền theo pháp môn Thiền Thu Lửa Tam Muội, bạn có thể ngồi theo một trong các tư thế sau:
- ngồi theo thế kiết già, hay còn gọi là thế hoa sen
- ngồi theo thế bán kiết già
- ngồi xếp chân bằng tròn
- ngồi trên ghế
Xin giới thiệu lần lượt các tư thế ngồi.
1. Ngồi trên ghế:
Ngồi trên ghế vừa đủ cao để đạt được các yêu cầu sau:
- Chọn loại ghế có độ cao vừa tầm với cẳng chân, mặt ghế không quá cứng, hoặc quá mềm để có thể ngồi thoải mái được lâu và tạo cảm giác vững chắc.
- Hai bàn chân để song song trên mặt đất, khoảng cách ngang rộng bằng vai.
- Cẳng chân thẳng tạo thành góc vuông với bàn chân.
- Đùi thẳng góc với cẳng chân tạo thành góc vuông, khớp gối vuông hình thước thợ.
- Thân thẳng góc với đùi, ngực không ưỡn, lưng không gù, không dựa lưng vào thành ghế.
- Vai để xuôi tự nhiên.
- Cánh tay để xuôi theo thân, bàn tay để ngửa tự nhiên giữa đùi (nếu đẩy nhẹ khuỷu tay, cánh tay có hiện tượng đong đưa thì mới đạt yêu cầu), tay không chạm, không tựa vào tay ghế, đối với loại ghế có tay dựa.
- Đầu ngay ngắn thẳng với sống lưng.
Tư thế ngồi trên ghế
2. Ngồi xếp bằng tròn (vành tròn)
- Ngồi trên sàn nhà, trên giường, nơi có mặt phẳng, hai chân xếp bằng tròn, có hai cách dễ làm là ngồi xếp bằng tự nhiên và xếp bằng đơn, nếu tập lâu rồi có thể ngồi xếp bằng kép.
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.
Ngồi xếp bằng tự nhiên
Ngồi xếp bằng kép.
3. Ngồi thế bán kiết già
- Ngồi trên sàn nhà, trên giường, nơi có mặt phẳng, đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.
Ngồi thế bán kiết già
4. Ngồi thế kiết già:
- Kiết già hay Kết già, nói đầy đủ là Kiết già phu tọa, là cách ngồi xếp bằng hai chân gác tréo nhau tạo thành thế ngồi rất vững của các tăng ni Phật giáo khi ngồi Thiền định.
Trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải (hoặc ngược lại). Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu.
Ngồi thế kiết già
Muốn ngồi được kiết già thì khớp háng, khớp đầu gối, khớp cổ chân phải mềm (mềm dẻo) (từ chuyên môn gọi là khớp được mở); lưng phải thẳng (Trục Tí Ngọ thẳng – trục Tí Ngọ là đường thẳng nối từ LX7 xuống LX1). Người muốn ngồi được phải kiên trì tập cho các khớp trên mềm ra. (Xem bài Cách tập ngồi kiết già của anh Trần Nghĩa)
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.
Lưu ý:
Đầu lưỡi chạm nhẹ lên
chân răng cửa hàm trên
Dù ngồi tư thế nào đầu và cột sống phải thẳng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi về phía trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi thẳng với rốn. Toàn thân thả lỏng. Đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa, mắt khép hờ. Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Ngoài các tư thế kể trên, trong trường hợp bạn quá mệt hoặc quá ốm yếu không thể ngồi thiền được thì cũng có thể nằm thiền. Để thực hành nằm thiền bạn nằm ngửa trên giường phẳng để cột sống được thẳng, không nên gối cao, chân duỗi thẳng, cẳng chân để tự nhiên, hai cánh tay để xuôi dọc theo thân, bàn tay để ngửa, đầu ngón cái chạm vào đầu ngón giữa, thả lỏng toàn thân, mắt nhắm nhẹ, đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa.
Một điểm cần đặc biệt chú ý: Dù thiền trong tư thế ngồi hay nằm bạn cần cố gắng loại bỏ bớt suy nghĩ để đầu óc được thảnh thơi, tránh suy nghĩ lung tung, và luôn ý thức được mình đang thiền.
( https://www.luatamuoi.com/).
Bây giờ dienbatn mời các bạn ngồi theo một trong những tư thế trên và nghe nhạc.
Phương Pháp Khai Mở Con Mắt Thứ 3
(Phần này các bạn không nên tự ý tập, khi tập cần có thày hướng dẫn. Tốt nhất các bạn nên đến những trung tâm của bác sĩ Dư Quang Châu đăng ký học. )
Truyền Pháp: Cư sĩ THANH TÂM
Phương pháp này là của Mật Giáo Ấn Độ ( Phái Du Già ) và hoàn toàn không dính líu gì đến Phương Pháp Xuất Hồn của Ông Tám-Lương Sĩ Hằng.
1.Ngồi ngay thẳng, xương sống thật thẳng. Đặt 2 cùi Chỏ song song ngang bằng với 2 Vai, hoặc cao vừa đủ để bạn có thể đặt 2 ngón tay Cái vào 2 lỗ Tai dễ dàng mà không nghiêng mình về phía trước hoặc phía sau.
2.Đè mạnh 2 ngón tay Cái chặt vào trong 2 lỗ Tai vừa đủ không quá mạnh.
3.Đặt các ngón Út vào 2 khóe mắt để có thể khép nó lại 1 cách nhẹ nhàng và tránh sự chuyển động của con ngươi.
4.Đặt những ngón tay còn lại lên trên Trán.
5.Với Mắt nhắm lại hãy hướng cái nhìn bằng Tâm của bạn vào khoảng giữa 2 chân mày và giữ cái nhìn cố định vào nơi đó.
6.Mặc niệm âm thanh ” OM, OM ” nhưng klhông được phát ra bất kỳ tiếng động nào của Lưỡi hoặc Miệng.
7.Lắng nghe vào trong nơi lỗ Tai bên Mặt mà nơi đó luồng năng lực của từ điện vừa đủ mạnh để có thể bắt được những âm thanh khác ( Nếu bạn thuận tay Trái thì Nhĩ căn của bạn hợp với bên lỗ Tai Trái thì bạn nên lắng nghe bằng Tai Trái ).
8.Tập trung vào bất cứ âm thanh nào mà bạn cảm thấy lớn nhất ( Bạn có thể nghe cùng 1 lúc tập hợp các âm thanh với các cường độ khác nhau ).
9.Tập trung vào 1 âm thanh duy nhất cùng 1 lúc tức âm thanh lớn nhất, khi bạn lắng nghe những âm thanh khác sẽ tuần tự đến sau. Từng âm thanh 1 lắng nghe cho rõ phân biệt và các âm thanh khác nhau này như là mỗi âm thanh lớn nhất.
10.Hãy mặc niệm âm thanh vũ trụ ” OM ” và nhìn vào điểm giữa 2 chân mày 1 cách tự nhiên mà không cần cố gắng nào cả. Khi cặp mắt trở nên bình lặng và yên tĩnh, bạn có thể thấy 1 ánh sáng hoặc 1 ngôi sao 5 cánh, ở nơi điểm giữa 2 chân mày, nhưng trong suốt thời gian áp dụng phương pháp này: Điều quan trọng nhất là tập trung tinh thần vào các âm thanh vũ trụ hay là âm thanh OM ( Cố gắng nhìn thấy được con mắt tâm linh hay tâm nhãn nằm nơi điểm giữa 2 chân mày sau 1 thời gian thực tập phương pháp này ) nên lắng nghe âm thanh bên trong nơi lỗ Tai bên Mặt.
11.Nếu bạn có thể nghe được âm thanh vũ trụ OM cùng 1 lúc ngay lập tức như là Tiếng Thét Gầm Của Sóng Biển, tức là Tiếng Hải Triều Âm, thì không phải nghe các âm thanh khác nữa mà chỉ cần TẬP TRUNG vào âm thanh đó thôi. Cố gắng thể nhập vào 1 âm thanh đó, bỡi vì Đức Phật Mẫu Quan Âm có thể hiển hiện đến với bạn qua âm thanh vũ trụ OM đó.
Theo CĂN BẢN MẬT TÔNG TÂY TẠNG của vị Lạt ma Người Đức, tức Lama ANAGARIKA GOVINDA, trang 61: OM là cái âm thanh sâu thẳm của 1 thực tại vĩnh cửu, rung động trong chúng ta từ dĩ vãng vô thủy và âm vọng lại trong chúng ta, nếu như chúng ta biết khai mở được thính quan nội tại ( Nhĩ căn viên thông ) bằng cách bình tịnh được tâm trí vọng động của chúng ta./.
Nguồn : https://xuangiao.com/phuong-phap-khai-mo-con-mat-thu-3.html#ixzz2cJXNEZIT
PHONG THỦY LUẬN BÀI 18 Điện Bà Tây Ninh
Bạn đang xem tại Blog Trần Tứ Liêm. Đừng quên Chia Sẻ nếu bài viết có ích! Mời xem dự án của tôi:
Đánh Vần Tiếng Việt - Từ điển Hán Việt - Từ điển Ê Đê - Từ điển NNKH - Từ điển Tiếng Việt