PHONG THUỶ LUẬN BÀI 14 Điện Bà Tây Ninh

Đăng bởi Trần Tứ Liêm - Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014


PHONG THỦY LUẬN .


Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.


MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.

6/ TÀI LIỆU THAM KHẢO : 
NGHỆ THUẬT ĐIỂM THẦN SÁT .

( Tác giả Trần Mạnh Linh )

Căn cứ để an Thần sát :
1/ Xác định Tọa .( Phân kim) .
2/ Xác định Hướng ( Phân kim ) .
3/ Xác định Đại môn ( Phân kim ) .

I/ MÔN KHÍ CỬU CUNG ĐIỂM THẦN SÁT :
( Môn Lầu cửu cung điểm Thần sát ) .


Có thể nói rằng cát, hung, phúc, họa của ngôi nhà đa phần liên quan đến khẩu Môn là Cổng và Cửa. Một căn nhà nếu đã có hướng, tọa tốt mà lại có vị trí Cổng, Cửa tốt để đưa được: Lộc, Mã, Quý nhân vào cổng, vào trong cửa và không phạm  bát đại  Không vong thì chủ nhà sẽ có Tài lộc và Quý nhân phù trợ là rất tốt . Đây là phép tìm Địa khí, một phép linh diệu trong Phong Thủy. Để tìm được Địa khí các nhà Phong Thủy phải Phân kim Hướng nhà và Cửa - Đại Môn, Ngoại môn. Nếu theo phân kim Đại môn, Ngoại môn, theo chủ địa khí và Môn khí mà cửa hay cổng được: Lộc, Mã, Quý nhân lại gặp thêm Hoan lạc hay Phúc đức, hoặc các sao tốt trong vòng sao Phúc Đức, tránh bị Đại Sát, Thiên hình, Vô tự...lâm Môn là ngôi nhà có Cửa, cổng hoàn hảo.
            -  Cổng và Cửa đặt theo phép “Khai môn – Nghệ thuật phân cung điểm Thần sát”
                  Đây là phép bí truyền của Địa lý cao cấp dương cơ rất linh diệu để xác định các Thần sát trong cửu cung của ngôi nhà.
            Loại tốt có: Dương Quý Nhân, Âm Quý nhân, Thiên Lộc, Thiên mã, Đào Hoa.
          Loại xấu có: Đại sát, Thiên hình, Độc hỏa.( Như Chủ Địa khí)
          Cửu tinh an Thần sát Chủ địa khí và điểm Thần sát  Môn khí trong Phong thủy để bố trí các Tiết minh và bất Tiết minh cho phù hợp.
        - Ngoài ra Cổng, Cửa phải Phân kim tìm tuyến chính kim, tránh Bát đại Không vong, trong đó có Tiểu không vong và Đại không vong. Không vong nghĩa là khi Sơn, hướng nhà hoặc tâm Cổng, tâm cửa rơi vào Sát Thần Địa Long trong 60 thấu địa Long. Nếu khi Sơn, hướng nhà hoặc tâm Cổng, tâm cửa rơi vào Bát đại Không vong là tối nguy hại. Nó thường làm cho chủ nhà ốm đau, bệnh tật, Tai nạn, chết người, hao mòn tiền của, nếu ảnh hưởng ít nhất cũng là chậm vợ. Chậm chồng, ly hôn, cô đơn nếu lại có vị là Cô quả.

          Trong thực tế đã chứng minh nếu nhà có Bát đại Không vong sẽ có 99% gia đình bất ổn. Khi đó phải cần phải sửa chữa, sử lý, hay trấn yểm để làm cho không bị tai hoạ khi hướng nhà có phạm Bát đại không vong. Cổng và Cửa thì tất nhiên là tuyệt đối tránh Bát đại Không vong.

A/ CÁC THẦN SÁT PHẢI AN :

a/ Thần sát an theo Can của Đại môn bao gồm .
1/ THIÊN LỘC .
2/ DƯƠNG QUÝ NHÂN .
3/ÂM QUÝ NHÂN .
b/ các Thần sát an theo Chi của Đại môn :
4/ ĐÀO HOA .
5/ ĐẠI SÁT .
6/ THIÊN MÃ.
7/ ĐỘC HỎA .
8/ THIÊN HÌNH .
II/CHỦ ĐỊA KHÍ CỬU CUNG ĐIỂM THẦN SÁT

A/ CÁC THẦN SÁT PHẢI AN :
a/ Thần sát an theo Can của Hướng nhà bao gồm .
1/ THIÊN LỘC .
2/ DƯƠNG QUÝ NHÂN .
3/ÂM QUÝ NHÂN .
b/ các Thần sát an theo Chi của Hướng nhà :
4/ ĐÀO HOA .
5/ ĐẠI SÁT .
6/ THIÊN MÃ.
7/ ĐỘC HỎA .
8/ THIÊN HÌNH .

Ý NGHĨA CỦA THẦN SÁT

Đại môn là nơi họa phúc tiến vào hoặc ra đi , là nơi động Khí , nơi Âm - Dương - Ngũ Khí gặp nhau mà tạo ra cát hung ." Họa tòng Khẩu xuất - bệnh tòng Khẩu nhập " . Nghĩa là mọi tai họa , bệnh tật đều do từ miệng mà ra . Có thể nói rằng : Cát , Hung , Họa , Phúc của Dương Trạch đa phần có liên quan đến khẩu Môn , mà điều đó người ta có thể tạo ra được thông qua phép KHAI MÔN THỤ KHÍ. Từ đó có thể tạo ra và quyết định vận mệnh của mình . 

1/ THIÊN LỘC : 

Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can , tính của Ngũ hành , Lâm quan tới cát . Lâm quan là thời đương thịnh , đang lên phơi phới , là đúng Đạo sinh thành , gần tới Vượng mà là Lộc , bởi đã Vượng thì Thái quá .
Lộc là cách có Lộc ra chính môn . Nhà có cách này là cát khánh , rất tốt . Lộc ra chính Môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc , gia sản thăng tiến , điền trang vượng .Thường sinh người béo tốt , thông minh , tuấn tú lại khéo léo , tài năng Kinh doanh giỏi , làm ăn tiến phát . Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa Sinh - Vượng Lộc , tránh không vong tử , tuyệt . Nếu Mộ , Không vong , Tử , Tuyệt thì Khí tán , không tụ , là vô dụng . Có Lộc cũng như không . Tài sản dù có như nước , rồi cũng tiêu tan hết . Đó gọi là Tuyệt Lộc . Nếu gặp Thai Khí thì mặc dù vẫn phát đạt , nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo , con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch . Trong gia đình hay sinh nội loạn , cãi vã , cả ngày ồn ào khiến mọi người bất yên .Lộc cung là Cát cung , vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra , còn có thể đặt cửa phụ , nhà bếp , phòng khách , phòng làm việc , bàn thờ , giường ngủ . Tất cả được Lộc đều tốt . Tuy nhiênLộc phải cư đúng cung tài , là Lộc cư Lộc , mới thật là đắc cách , mới thật sự tốt đẹp .

2/ THIÊN MÃ : 

Mã chủ trạng thái động , là tượng của thay đổi , bôn tẩu .
Mã ra chính môn thì Gia trạch luôn gặp sự may mắn , tin vui ngất trời , phát tài mau chóng , công việc đều trôi chẩy thuận lợi . Thường sinh ra người khôi ngô , tuấn tú lại hay xuất Ngoại ra ngoài , ăn nên làm ra . Tuy nhiên cũng như Lộc , Mã cần phải Sinh - Vượng , tránh Không vong , Tử , Tuyệt . Gặp Sinh , Vượng thì tốc phát , lại sinh ra người thông minh , cao quý . Gặp Không vong , Tử , Tuyệt thì Giang hồ bôn tẩu nơi xa đểu mưu sinh . Tha phương , cầu thực , công danh thăng giáng thất thường , sự nghiệp thì long đong , lận đận , lại dễ gặp tai nạn về chân tay . Công việc chỉ có đầu mà không có đuôi , thành công ít mà thất bại thì nhiều . Gặp Thoái Khí lại ra cung Đoài trực cùng Đào hoa thì Âm thịnh - Dương suy , con gái dễ phát sinh dâm loạn , con trai chơi bời , nghiện ngập , bại hoại Gia phong .
Mã cũng là cát cung , vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ , nhà bếp , phòng khách , phòng làm việc , bàn thờ , giường ngủ đều tốt . Chỉ có giường ngủ của Nữ là không nên đặt tại Mã cung, nếu đặt phải thì Tâm bất an , không ở yên một chỗ .

3/ QUÝ NHÂN : 

Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần , hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động , chí tôn mà có thể trấn được phi phù .
Nhà có chính môn ra Quý là Đại cát khánh , Gia đạo bình an , hòa thuận , hỉ Khí đầy nhà , luôn gặp may mắn . Quý nhân là sao cứu trợ , là Thần giải tai ách , nên nhà ra Quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ , gặp ách có người giải cứu , gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh , công danh thành đạt , dễ thăng Quan , tiến chức , học hành thi cử nhất nhất đều tốt đẹp . Quý nhân gặp sinh , Vượng , thường sinh người hiếu lễ, khôi nguyên , tướng mạo phi phàm , tính tình nhanh nhẹn , lý lẽ phân minh , không thích mẹo vặt , thẳng thắn mà ôn hòa , khôi ngô tuấn tú . Nếu ngộ Không vong , Tử , Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều , hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh , bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực , người và gia súc bị tổn thất , kiện cáo , thị phi . Lại hay sinh người tính tình cố chấp , bảo thủ mà suốt đời vất vả , không nên người . Quý nhân ra Thai Khí , nếu lại ngộ Đào hoa thì nam , nữ tuy thông minh , tuấn tú , nhưng nam thì hiếu sắc , nữ thì dâm đãng , làm bại hoại Gia phong , lại hay mắc bệnh tật và trong nhà dễ có người tự ải , tự vẫn vì tình .
Quý nhân là Cát Khí rất tôn quý , nên gia vào cung nào cũng rất tốt , ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ , nhà bếp , phòng khách , phòng làm việc , bàn thờ , giường ngủ đều tốt . Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có Âm Quý nhân là đại cát khánh , như vậy sẽ được âm Linh phù trợ . Không được để phòng tắm , nhà vệ sinh vào cung Quý nhân , vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên , nữ nhân thiếu máu , động thai , sinh con dù có đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục , làm điếm , cuối cùng phải tự vẫn . Tài sản tiêu tan , yêu ma hoành hành , gia đình có người bị cướp bóc , chém giết máu me thảm khốc , bệnh tật đau khổ triền miên . Nếu để nhầm WC vào cung Âm Quý nhân thì tai họa khủng khiếp khó lường .

4/ THIÊN HÌNH : 

Chính Môn gia Hình thì hại vô cùng , vì Hình chủ tù , ngục , kiện tụng , là tượng của chém giết , mổ xẻ , châm chích . Hình gia Môn thì Gia đạo thường xuyên gặp tai họa , tai bay m họa gió từ đâu đưa đến . Những người sống trong nhà này , tuổi thọ bị triệt giảm . Trong người hay mang thương tật , lại dễ xảy ra kiện tụng , hoặc những việc liên quan đến ngục hình . Trai khắc vợ , gái sát chồng . Hình gia Môn cũng thường sinh ra người có tính khí hung bạo , liều lĩnh , bướng bỉnh , ngang tàng và gian trá , lại hay mang tật trong mình , lớn lên ắt phá tán Tổ nghiệp , tha phương cầu thực .
Thiên hình gia cung nào cũng hung , nếu nó thất hãm còn đỡ , chứ nếu Miếu , Vượng thì vô cùng nguy hiểm . Giường ngủ hay bàn học của con trẻ , nếu để vào cung Hình thì dù có giỏi giang sáng dạ cũng không may khi thi cử , điểm số không cao . Thiên Hình mà đóng ở cầu thang , lại gặp Mã thì ra Mã què , chủ gặp khó khăn trong công việc , nhất là các thủ tục liên quan đến giấy tờ , thủ tục hành chính . Nếu Hình Vượng thì chủ gặp tai nạn Giao thông , tai nạn thương tích chân , tay . Hình , Lộc đi cùng nhau , chủ hay bị mất cắp , làm ăn đổ bể , thất tài , phá sản , hoặc do làm ăn bất chính mà dính dáng tới Pháp luật . Thiên Hình chỉ nên đặt tại nhà WC , phòng tắm , để yểm , trấn là tốt . Khi ấy Hình không còn hiệu lực tác phát , trở thành vô họa .

5/ ĐẠI SÁT : 

Đại sát là sát của Âm Khí , đó là loại đặc biệt độc . Đại sát thường đóng ở tứ Quý . Đất của Tuế sát không thể phạm vào , phạm vào ắt thương tổn .
Nhà có chính Môn gia Sát là phạm vào cách hung họa nhất , chủ tai nạn chết chóc , ốm đau , bệnh tật . Tai nạn giáng xuống liên miên . Nặng thì mất mạng toàn Gia và chết đến một cách rất thê thảm , khủng khiếp . Nhẹ thì cũng Quan trường bãi miễn , gia sản lụng bại , bần cùng . Tuế Sát mà Gia Môn thì thường sinh ra người yểu tử ( Hữu sinh vô dưỡng ) , hoặc sinh ra người tính tình ương ngạnh , hiếu thắng , hung tơn , nham hiểm , bất nhân nhưng có đầu óc kinh doanh , thủ công , mỹ nghệ . Tuy nhiên vẫn suốt đời vất vả , thường hay mắc nhiều tai ách và chẳng làm nên công cán gì . Loại nhà này chẳng thể ở lâu , phải mau chóng sửa , trị kịp thời .
Đại Sát là một sao đại hung họa , nên vào cung nào cũng hung . Giường ngủ hay bàn học của con trẻ , nếu để ở cung Đại Sát , được Sinh , Vượng Khí , thì học tài thi phận , thi cử không may . nếu gặp Tử , Tuyệt thì lười biếng , ham chơi lại hay nói dối .
Đặc biệt tối kỵ đặt bàn thờ vào cung Đại Sát , lúc đó sẽ có người điện khùng , hoảng loạn , cũng có thể sinh ra người cờ bạc , nghiện hút , đổ đốn , hư hỏng . Cung Đại Sát chỉ có thể đặt WC hay phòng tắm mà thôi .

6/ ĐỘC HỎA : 

Độc Hỏa là khí Hỏa thịnh vượng , là Hỏa khí do sự biến đổi của Âm - Dương tạo ra . Nó chính là khí Liêm Trinh nên mang nhiều sát khí . Độc Hỏa lâm môn thì Hỏa khí vượng , khiến dễ bị Hỏa tai hay bị Hỏa khí bốc lên đầu , mà sinh ra bệnh tật , đồng thời khiến cho những người sống trong nhà hay bị hồ đồ , lỗ mãng . Độc Hỏa lâm môn hay sinh ra những người nóng tính , liều lĩnh , hung bạo , thường làm những chuyện rồ dại . Độc Hỏa lâm môn cũng đồng nghĩa thóai tài , nghèo khổ . 
Độc Hỏa là hung tinh nên khi đến cung nào cũng không tốt . Tuy vậy , Độc Hỏa là hung tinh nhưng không quyết liệt như Đại sát , Thiên Hình . Do vậy , Độc Hỏa chỉ thật sự gây tác hại khi đến cung đặt bàn thờ hay bếp . Những trường hợp khác có thể châm chước được . Bàn thờ và bếp là hai cung phát hỏa nên không bao giờ đặt bàn thờ và bếp vào cung có Độc Hỏa .

7/ ĐÀO HOA.


KHAI MÔN ĐIỂM THẦN SÁT: 
1. Bước 1: 
Đo toạ hướng của nhà, hướng của cửa (môn khí, đo từ tâm nhà đến tâm của cửa) 
lấy phân kim theo vòng 60 thấu địa long. 
Ví dụ: (xem hình vẽ) 



2. Bước 2: 
Trên địa bàn, theo Can của toạ sơn dùng “Ngũ hổ độn” để nạp Can cho 12 địa chi. 
3. Bước 3: 
Căn cứ vào Can Chi phân kim của hướng cửa (đại môn), an các thần sát cho 12 
chi, nạp âm theo Can Chi của thần sát là hành của nó. 



4. Bước 4: 
Đặt Can Chi của môn khí vào trung cung chạy thuận đến Can Chi của các thần 
sát. 
Ví dụ 1: Nhà toạ Tý (Canh Tý) hướng Ngọ (Bính Ngọ), cửa mở hướng Tốn (Tân Tị) 


Đặt Tân Tị vào trung cung chạy thuận đến Can Chi của địa bàn (bảng trên), các Can Chi rơi vào 
cung nào an thần sát tương ứng tại đó.


Ví dụ 2:Nhà toạ Tý (Canh Tý) hướng Ngọ (Bính Ngọ), cửa mở hướng Tị (Ất Tị) .


Đặt Ất Tị vào trung cung chạy thuận đến Can Chi trong bảng trên, các Can Chi rơi vào cung nào an thần sát tương ứng tại đó. 


Ví dụ 3: Nhà toạ Tý (Canh Tý) hướng Ngọ (Bính Ngọ), cửa mở hướng Mùi (Đinh Mùi) .



Để cho rõ thêm , dienbatn đăng lại phần bài viết của Vanhoai trên ( https://www.nhantrachoc.vn)

KHAI MÔN – PHÂN KIM ĐIỂM THẦN SÁT (theo Huyền Không)
Trong thời gian qua chúng ta đã tìm hiểu về lý thuyết Huyền Không cũng như ứng dụng của nó. Nay tôi xin trình bày ở một mức cao hơn của Huyền Không (cũng có thể gọi là “Huyền Không” cao cấp). Đó là phương pháp khai môn (mở cửa chính hoặc cổng) dùng phân kim để an thần sát (cát hung)
Nếu chúng ta để ý thì sẻ thấy: hai nhà cùng hướng, cùng nhập trạch trong một vận, nhưng vượng suy khác nhau. Đó là vì cách để cửa và bố trí trong nhà khác nhau. 
Đại môn hay cửa chính là nơi người nhà thường ra vào là nơi động khí mạnh nhất và cũng là nơi rước họa hay đón phúc của mọi người sống trong nhà đó.
Phép phân kim điểm thần sát là cách xác định vị trí cửa chính hoặc cổng rồi theo đó mà xác định Thần (cát khí) hay Sát (hung khí) vào trong cửu cung
Trước khi đi vào chi tiết cũng xin nhắc lại: Nếu nhà có cửa được vượng khí thì vẫn vượng nhưng nếu cửa đó hợp cách với cách phân kim thì càng vượng hơn, còn nếu thất cách thì cũng giảm đi nhiều phần. Nếu cửa chính là suy tử mà cách phân kim được đắc cách thì sự “hung” sẽ giảm đi nhiều và ngược lại
1-) La kinh phân châm:
a- La kinh thông thường: Ngoài cách phân bổ vòng tròn của la bàn ra làm 24 cung người ta còn phân làm 60 cung , mỗi cung 6’ gọi là “phân châm”.


b- Phân châm theo Huyền Không:
Cách phân châm theo cách trên có nhược điểm là hay bị vào tuyến “đại không vong” hoặc “tiểu không vong”. Theo Huyền không thì phân châm mỗi cung 3’ vị chi là 120 cung. Cách này được Thẩm trúc Nhưng (tác giả cuốn Thẩm Thị Huyền Không) phát triển và dùng cho tới ngày nay.

Muốn áp dụng phương pháp Phân kim điểm thần sát đòi hỏi người xem phải có kinh nghiệm đồng thời dụng cụ đo đạc cần chính xác vì chỉ cần lệch một chút là đã cho kết quả khác, đặc biệt là tìm tâm nhà. Đặt la kinh vào tâm nhà để xác định TÂM cửa chính nằm trong cung nào. 
2-) Thần Sát:
Thần sát có hai loại cát, hung. Gồm:
Cát
Dương quí nhân
Âm quí nhân
Thiên lộc
Thiên mã
Đào hoa
Hung
Đại sát
Thiên hình
Độc hỏa
3-) Lục thập Hoa Giáp
Là những cặp phối hợp giữa 10 can và 12 chi, được 60 cặp gọi là Lục Thập Hoa Giáp


4/ An Thần Sát:
Thần Sát được tính toán dựa vào:
- Phân kim tọa sơn nhà
- Phân kim Đại môn hoặc Cổng (thành môn)
An Thần Sát gồm hai bước:
Bước I : 
· Lấy can chi của Đại môn (hay cổng) để tìm chi của thần sát . Như vậy ta sẻ có hai đồ hình, một của đại môn và một của thành môn.
· Lấy Phân kim của Tọa sơn nhà để tìm can của Thần Sát.
Can của thần sát dựa trên can phân kim của tọa sơn nhà theo phép Ngũ Hổ độn.
Phép Ngũ Hổ độn là phép tìm can tháng dựa vào can của năm theo bài ca quyết sau:
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu
Bính Tân chi tuế tầm Canh thượng
Đinh Nhâm, Nhâm dần thuận hành lưu
Duy hữu Mậu Quí hà phương Giáp
Giáp Dần chi thượng hảo suy cầu 
Có nghĩa là Phân kim tọa sơn là giáp hay kỷ thì can khởi là Bính, can tọa là Ất hay Canh thì can khởi là Mậu, Can tọa sơn là Đinh hay Nhâm thì can khởi là Nhâm, Can tọa sơn là Mậu hay quí thì can khởi là Giáp. Sau đó đặt can khởi tại chi Dần rồi an tiếp các chi còn lại theo vòng “Lục Thập Hoa Giáp”. Thí dụ: Can khởi là Mậu thì đặt vào chi khởi là Dần tức Mậu Dần và các can chi tiếp theo là Kỷ Mão, Canh Thìn,… Hoặc Can Khởi là Canh thì đặt vào chi khởi là Dần tức Canh Dần và các can chi tiếp theo là Tân Mão, Nhâm Thìn,…

Bước II :
Đặt phân kim đại môn nhập trung cung rồi an tiếp các can chi tiếp theo của vòng “lục thập hoa giáp” vào cửu cung theo vòng “lường thiên xích” thuận. Cứ hết 9 cung thì lại cho nhập trung cung rồi an tiếp cho tới hết.
Thay thế can chi bằng Thần sát có can chi đó.

Nhà mà Phân kim cổng và phân kim đại môn trùng nhau (tức cửa và cỗng thẳng nhau) thì không nói gì. Nếu cổng bố trí khác với đại môn thì việc đặt cổng như thế nào để đại môn ra cát khí: Lộc, Mã, Quí nhân chứ không phải là Đại sát, Thiên Hình, Độc Hỏa đòi hỏi trình độ cao và đặc biệt phân kim đại môn lại được song tinh cát khí (Lộc+Mã), (Lộc+Quí), (Quí+Mã) hay Phân kim cổng và phân kim Đại môn để đại môn ra tam tinh cát khí (Lôc+Mã+Quí Nhân) lại thêm vượng khí đến đại môn hoặc đắc thành môn thì không còn gì bằng, cách này trong khoa địa lý gọi là đắc “tam hội liên châu” cực quí hiển và tốt đẹp.

5-) Kích Thần, chế sát:
Ngoài cách bố trí thủy hỏa trong nhà cho phù hợp với Thần sát còn phải biết kích thần, chế hóa sát. Đây là nét độc đáo của Huyền Không.
Trong Huyền Không , sau khi đã an tinh bàn Ta biết được trong một cung có nhiều sao mang tính chất ngũ hành khác nhau mà sinh hay khắc nhau. Nay ta biết thêm được Thần sát đến cung đó mang tính ngũ hành dựa vào can chi của Thần Sát đó.
Nếu tính chất ngũ hành trong cung tăng được cho ngũ hành của thần hoặc chế hóa ngũ hành của sát thì thật tốt đẹp. Bằng không ta cần đến vật khí phong thủy hầu kích thần chế sát vậy.
Thi du: phân kim đại môn là giáp thìn, phân kim của tọa sơn là Đinh hợi
Phân kim đại môn là giáp thìn, tra bảng
Can giáp thì chi thần sát:
Thiên Lộc - Dần
Âm quí nhân - sửu
Dương quí nhân - Mùi 

Chi Thìn thì chi thần sát:
Thiên mã - Dần
Đào hoa _ Dậu
Đại sát - Mùi
Thiên Hình - Thìn
Độc Hỏa - Tị
Tọa sơn nhà là Đinh Hợi, dùng Ngũ Hổ độn cho can Đinh thì khởi là Nhâm tức Nhâm Dần rồi an tiếp : Nhâm dần. quí mão, giáp thìn,...
Như vậy can chi thần sát sẽ là :
- Thiên lộc - Nhâm dần
- Âm quí nhân - quí sửu
- Dương quí nhân - Đinh mùi
- Thiên mã - nhâm dần 
- Đào Hoa - Kỷ dậu
- Đại sát - Đinh mùi
- Thiên hình - Giáp thìn
- Độc hỏa - Ất tị
Đặt phân kim đại môn vào trung cung phi thuận theo lường thiên xích ta được:

Nhâm tý .......Mậu thân .........Canh tuất

Tân hợi ....Giáp thìn...........Bính ngọ

Đinh mùi ......Kỷ dậu..............Ất tị

Rồi lại cho tiếp Quí sửu nhập trung cung rồi phi tiếp ta được

Tân dậu......Đinh tị........Kỷ mùi

Canh thân..........Quí sửu........Ất mão

Bính thìn........Mậu ngọ............Giáp dần

Rồi lại cho Nhâm tuất nhập trung cung rồi phi tiếp……..

Thay thế các can chi trên bằng thần sát ta được

………..X...........Thiên lộc.................X.......
........................Thiên mã

............X..........Âm quí nhân.............X.......
.......................Thiên hình


Đại sát...............Đào hoa...........Độc hỏa
Dương quí nhân.
Cho Giáp thìn nhập trung cung rồi an các can chi trong lục thập hoa giáp theo vòng "lường thiên xích thuận"

49.....................45............................47............

48.....................41Giáp thìn..............43............

44Đinh mùi ......46Kỷ dậu.................42Ất tị

Rồi lại cho tiếp 50Quí sửu nhập trung cung rồi phi tiếp ta được

58...........................54....................56...........

57.......................50Quí sửu............52...........

53.......................55.........................51


Rồi lại cho 59Nhâm tuất nhập trung cung rồi phi tiếp……..
Sau cùng là 35Mậu tuất nhập trung cung

...................39Nhâm dần..........................


...................35.........................37.............


38...............40.........................36.............


Sau cùng thay thế các can chi trên bằng Thần Sát mang can chi đó.
KHAI MÔN – PHÂN KIM ĐIỂM THẦN SÁT (tiếp theo)
Nhà tọa Ất hướng Tân 287’ vận 8
Thành môn ở Hợi 330' (có ngã tư). Cửa mở tại cung Tân và Dậu là có vượng khí.
Tọa sơn 107’ Quí mão, Cửa chính mở tại 283’ Ất dậu, cổng mở tại 321’ Nhâm Tuất
1- An Thần sát của phâm kim Ất Dậu
· Chi Thần sát theo can Ất:
- THIÊN LỘC : Mão
- ÂM QUÍ : Tý
- DƯƠNG QUÍ : Thân
· Chi Thần sát theo chi Dậu:
- THIÊN MÃ :Hợi
- ĐÀO HOA : Ngọ
- ĐẠI SÁT : Thìn
- THIÊN HÌNH : Dậu
- ĐỘC HỎA : Thân
· Can Thần sát theo can của tọa sơn Quí Mão khởi từ Giáp Dần (51)(can theo ngũ hổ độn của Quí là Giáp)
- (51) Giáp Dần 
- (52) Ất Mão _ THIÊN LỘC
- (53) Bính Thìn _ ĐẠI SÁT
- (54) Đinh Tị
- (55) Mậu Ngọ _ ĐÀO HOA
- (56) Kỷ Mùi
- (57) Canh Thân _ DƯƠNG QUÍ, ĐỘC HỎA
- (58) Tân Dậu _ THIÊN HÌNH
- (59) Nhâm Tuất
- (60) Quí Hợi _ THIÊN MÃ
- (1) Giáp Tý _ ÂM QUÍ
Lấy Ất Dậu (22) nhập trung cung bay thuận (vòng 1)
_ Giáp Ngọ (31) nhập trung cung bay thuận (vòng 2)
_ Quí Mão (40) nhập trung cung bay thuận (vòng 3)
_ Nhâm Tý (49) nhập trung cung bay thuận (vòng 4) ta được.

57……….53………….55

56……….49………….51

52……….54………….50 

_ Tân Dậu (58) nhập trung cung bay thuận (vòng 5) ta được

6………..2…………4

56……..58……….60

1………..3………..59

Thay số bằng thần sát……
2- An thần sát của phân kim Nhâm Tuất:
Tương tự như trên ta được:
- Thiên lộc _ Quí Hợi (60)
- Âm Quí _ Giáp Tý (1)
- Dương quí _ Ất Mão (52)
- Thiên Mã _ Canh Thân (57)
- Đào Hoa _ Ất Mão (52)
- Đại sát _ Ất sửu(2)
- Thiên Hình _ Ất sửu (2) và Kỷ Mùi (56) 
- Độc hỏa _ Quí Hợi ( 60) 
Sau đó cho Nhâm Tuất (59) nhập trung cung bay thuận…………..
- Phân kim theo cửa Ất Dậu thì cửa chính được THIÊN MÃ.
- Phân kim theo cổng Nhâm Tuất thì cửa chính được Âm Quí.
- THIÊN MÃ Có hành là thủy theo hành của Quí hợi. Cung hướng Tây có (8-1-8) là Thổ (8-8) sanh kim (cung đoài) rồi kim sanh thủy (1), như vậy là được THIÊN MÃ vượng.



MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ MÔN KHÍ CỬU CUNG ĐIỂM THẦN SÁT ĐÁNG LƯU Ý :

* "Theo ngu ý của riêng tôi thì Phong Thủy học của thầy Trần Mạnh Linh mang tính sử dụng tổng hợp các kỹ thuật của các phái: Bát Trạch, Huyền Không, thêm cả chút Lý Số Phong Thủy (Khai Môn Điểm Thần Sát). Thực ra các cái mà bạn thấy ghi là Độc Hỏa, Kiếp Tài, Thôi Quan ...đều là những cách cục Huyền Không mà thôi, các tên này phần thì cũng đã có trong các sách cổ, phần cũng được thấy Mạnh Linh đặt ra để người học dễ nhớ. Còn như phân ra làm 8 cung, cái gọi là Nguyên Khí chính là được Phúc Nguyên của Bát Trạch mà thôi. Còn cái gọi là Khai Môn Điểm Thần Sát thì bắt nguồn từ thuyết Thần Sát có từ đời Hán, thuyết này gây ra nhiều tranh cãi, bởi có rất nhiều Thần Sát không có được lý giải thích hợp, rất có thể do các Phương Sĩ đời xưa đưa ra để hù thân chủ ... :x . Hơn nữa Thần Sát hay được dùng trong Tứ Trụ Toán Mệnh, chứ ít thấy nói đến trong Phong Thủy. Huyền Không chỉ hay nói đến Ngũ Hoàng Liêm trinh, Tam Hợp thì nói Tam Sát ..... Tóm lại tôi thấy sách của Thầy Trần cũng là dùng tổng hợp các kiến thức hiện có của các sách Phong Thủy, Kinh Dịch, Mệnh Lý có ở Việt Nam, nhưng ông đã dùng cách biến hóa tên gọi để làm mới cho sách của mình. Bằng chứng là ông đánh giá rất thấp Bát Trạch, như vậy ông chưa hề biết đến Bát Trạch Chân Pháp. Huyền Không thì ông chỉ dừng ở mức dùng cách cục, chưa thấy sử dụng được Linh thần, Lưu thần...."
* "Mang cửu tinh đặt đủ thứ tên làm rối người ta. Nào là 4-9 làm Phúc đức; 4-7 làm Đào hoa; 3-7 làm Kiếp tài... Ông ấy không biết rằng Thần-Sát định cát hung, Cửu Tinh đo lường vượng suy. Mang hai cái này ghép lại rồi nói là Nguyên khí, thật hết sức tưởng tượng. 
Tam Hợp quý Âm long mà xem thường Dương long vì Âm long ở được các ngôi tôn quý của Thiên tinh nên phát phú quý lâu dài hơn Dương long, Dương long thì bạo phát bạo tàn. Tuy nhiên nếu Dương long đắc cách còn hơn âm long trung bình. Đây là luận về Âm Dương long của Tam hợp phái. Nói Nguyên khí là khí Âm tĩnh phát chậm lực mạnh so với cách luận của Tam hợp như trên còn quá khiên cưỡng. Chưa nói đến Nguyên khí thực chất là Khí nhất nguyên, nói Khí nhất nguyên là khí Âm là đã sai lắm rồi."
https://khonggian4chieu.freeforums.org/
dienbatn : Đây là một tài liệu về Phong thủy cũng đáng để nghiên cứu. Nếu hiểu rõ , chúng ta cũng có được một số kiến thức về Lý Khí.

7/ CÁCH ĐẶT BẾP .

 DI YÊN HẠ HOẢ (Phép đặt bếp) 

(1)  Vị trí đặt bếp (chiếm 5 điểm):  
Chọn các cung tốt trong cửu cung (Lộc, Mã, Quý Nhân. Chưa có gia đình có thể 
đặt ở Đào hoa, Thiên Mã). 

2)  Đặt bếp tại các cát sơn (chiếm 3 điểm):  
(a) Đặt bếp theo vòng lục diệu: 
Nhất long, Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, Lục Trận 
Trong đó Nhất Long, Tứ Hổ là cát các cung còn lại là hung. 
Theo toạ sơn của nhà để tính, không căn cứ vào toạ sơn của phòng bếp. Trường 
hợp bếp nằm thành nhà riêng  tách rời độc lập, khác mái với nhà thì tính cung của nhà 
bếp riêng (cũng chia nhà bếp thành 9 cung và tính toán như tính với một cái nhà). Vị trí 
của nhà bếp nằm riêng này căn cứ vào toạ, hướng của nhà chính để chia thửa đất thành 9 
cung và chọn cung tốt về huyền không và không có các thần sát xấu mà dựng bếp.  

Cách tính: 
Nhà toạ NHÂM, TÝ, BÍNH, NGỌ, GIÁP, MÃO, CANH, DẬU khởi Nhất Long 
tại NHÂM TÝ, sau chạy thuận cứ hai sơn một cung Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, 
Lục Trận 
Nhà toạ CẤN, DẦN, KHÔN, THÂN, TỐN, TỊ, CÀN, HỢI khởi Nhất Long tại 
QUÝ SỬU. 
Nhà toạ ẤT, THÌN, CANH, TUẤT, QUÝ, SỬU, ĐINH, MÙI khởi Nhất Long tại 
CÀN HỢI. 
Đông tứ mệnh đặt Nhất long tốt hơn. 
Tây Tứ mệnh đặt Tứ hổ tốt hơn 
Bảng lập sẵn để tra 



Ngoài ra còn dùng kết hợp cung Phi mệnh chủ với cửu cung của 24 hướng để 
tìm thêm các vị trí tốt xấu của bếp (Sự kết hợp này giúp chúng ta sử dụng trong trường 
hợp không tìm được vị trí Nhất Long, Tứ Hổ phù hợp khi xây sửa nhà, hoặc kết hợp cả 
hai để lấy cái tối ưu) 
- Nhâm, Thìn, Ngọ, Đinh, Thân  thuộc Khảm 
- Tý, Dần, Bính, Tân, Tuất thuộc Ly 
- Quý, Khôn  thuộc Khôn 
- Sửu, Ất, Tị, Canh  thuộc Đoài .
- Cấn, Dậu thuộc Cấn 
- Giáp, Mùi, Hợi thuộc Chấn 
- Mão, Tốn thuộc Tốn 
- Càn  thuộc Càn 
Nếu đặt bếp, mệnh trạch chủ phối với khu vực đặt bếp ra: 
- Sinh khí  là Phúc tinh Tốt nhất 
- Phục vị   là Quý tinh Tốt nhất 
- Thiên y  là Thọ tinh Tốt thứ 2 
- Diên niên  là Tài tinh Tốt thứ 3 
- Lục Sát  là Sát tinh  Xấu 
- Ngũ Quỷ là Hao tinh Xấu 
- Tuyệt mạng  Xấu 
- Hoạ hại   Xấu 
Bếp ra Phúc tinh: là tốt nhất, vị trí này phù hợp với bếp có Mộc dưỡng Hoả như 
nguồn dưỡng mệnh. Nếu lại được âm dương Quý nhân hợp cách nữa thì có thể chế ngự 
được hung sát, tăng cường phúc khí cho ngôi nhà. 
Bếp ra Quý tinh: cũng như Phúc tinh, Quý tinh có Mộc khí nuôi dưỡng táo hoả 
quý hoá như viên ngọc châu gia truyền linh bảo trong nhà. Nếu được cùng âm dương 
Quý nhân hợp cách nữa thì chủ quý hiển vinh hoa, giải trừ hung hoạ, chế phục cát tinh. 
Nếu đã đủ các yếu tố đã nêu mà lại ra vào cung tử tức nữa thì là phép dùng hoả cầu tự. 
Phép này các bậc tiền nhân đã dùng, linh diệu thật khó lường. 
Bếp ra Thọ tinh: tức phép lấy chân hoả hậu thiên bổ khuyết cho hoả hầu tiên 
thiên mà kéo dài tuổi thọ. Phép này nếu được cùng với thái cực Đào hoa ra vào cung 
Diên thọ là cầu thọ pháp. 
Bếp ra Tài tinh: là vị trí được đánh giá thấp nhất trong 4 vị trí cát, nó chủ về phát 
tài lộc. Lấy tài tinh là dùng nguyên lý “Ngã khắc giả vi tài”, dùng hoả đốt chảy nguyên 
tinh chân phách mà dẫn nhập thành tài. Nói cách khác là cách này dùng chân hoả hậu 
thiên hỗ trợ đốt chảy nguyên tinh (phách) của chính mình mà dẫn nhập biến thành tài. 
Cũng tựa như một người hút lấy tuỷ cốt của mình để mà ăn. Tài quá vượng thì tự đốt 
cháy hết phách, con cháu không được nhờ, không được hưởng gì. 
(3)  Hướng cát theo vòng du niên bát biến ( cùng với kỵ ở dưới thì đạt 2 điểm): 



 So  mệnh chủ nhà với hướng bếp (từ sau bếp nhìn tới 
trước), được Sinh Khí, Thiên y, Diên niên là tốt. Trường hợp vợ 
chồng Đông Tây tứ trạch khác nhau thì có thể lấy hợp với vợ để 
san sẻ cái tốt cho vợ, nhất là đối với người vợ nhiều bệnh tật. 
(4)  Kỵ: 
- Kỵ đặt bếp tại vị trí Hoàng tuyền, Bát sát. 


(4)  Kỵ: 
- Kỵ đặt bếp tại vị trí Hoàng tuyền, Bát sát. 
- Kỵ bếp trực xung với cổng và cửa nhà: chủ về hao tài, sinh ra ăn uống tụ tập, trẻ 
em lười học. 
- Kỵ thuỷ hoả tương xung: bếp cạnh nước, hoặc trên hoặc dưới nơi chứa nước 
(cách khoảng 80cm là được). 
- Kỵ xú uế: chủ trong nhà có bệnh tật, ốm đau, sức khoẻ kém (nhà có mùi không 
khí tanh khoảng 10 đến 30 ngày dễ có tang). 
- Kỵ bị thực khí xung xạ đè nén (trên có dầm nhà, góc chéo dưới gầm cầu thang, 
góc nhọn chiếu vào bếp...): chủ nhà bế tắc không hanh thông. 
(5)  Những vị trí cần phải kiêng tránh đặt bếp: 
Nhà toạ Càn kiêng đặt bếp tại Bính. 
Nhà toạ Cấn kiêng đặt bếp tại Ất. 
Nhà toạ Đoài, Khôn kiêng đặt bếp tại Quý. 
Nhà toạ Chấn, Tốn kiêng đặt bếp tại Canh. 
Nhà toạ Khảm, Ly kiêng đặt bếp tại Giáp. 
(Mệnh chủ, hướng nhà cũng nên kiêng như vậy) 

8. TRẤN TRẠCH: 

(1)  Trấn hướng nhà không hợp:  

Hướng nhà không hợp mệnh dùng bếp để trấn. Dùng hướng cát của bếp (là chiều 
từ bếp nhìn ra ngoài). 
Hướng nhà Tuyệt mệnh dùng táo quay hướng Thiên y. 
Hướng nhà Ngũ Quỷ dùng táo quay hướng Sinh khí. 
Hướng nhà Hoạ hại, Lục sát dùng táo quay hướng Diên niên. 
Mức độ trấn tuỳ thuộc sự sinh vượng của Thiên y, Sinh khí, Diên niên. Dùng 
hướng bếp so với sơn chủ và mệnh chủ. 
Ví dụ: Sơn chủ  (lưng nhà) Tốn hướng Càn, mệnh Tốn. Bếp quay hướng Bắc (Khảm) kết hợp với 
Tốn được Sinh khí mộc. Sinh khí được Khảm thuỷ sinh. 

Ví dụ: Mệnh Khảm.  
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Chấn là Thiên y (thổ). 
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Tốn là Sinh khí (mộc). 
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Ly là Diên niên (kim). 
Dùng khí tạo ra bởi hướng bếp với với mệnh chủ (cùng Đông Tây): Sinh khí 
(Mộc), Thiên y (Thổ), Diên niên (Kim) so sánh với quẻ của sơn chủ (lưng nhà) 

Ví dụ: Mệnh Tốn. 
Phương Khảm (1) sinh khí. 
Sơn chủ (lưng nhà) Càn (6) 
1 + 6 = Thuỷ hợp với Tốn mộc 
2 + 7 = Hoả 
3 + 8 = Mộc 
4 + 9 = Kim 
6 + 1 = Thuỷ 
Ví dụ: Ly mệnh, nếu lưng nhà là Cấn (hợp thành Ngũ quỷ) đặt bếp Chấn (hợp thành Sinh khí) 
giáng Ngũ quỷ, tốt vì  8 + 3 = Mộc. So sánh: Mệnh Ly Hoả. Khí bếp Sinh khí Mộc. Sơn chủ Cấn Thổ. Vì 
Thổ của Cấn sinh mộc (8 + 3 = Mộc) làm cho mộc tiên thiên càng vượng. Nếu lưng nhà Khôn thì bị khắc thực sự. 

(2)  Trấn cửa không hợp cách (theo vòng Phúc đức gặp phải sao xấu): 

PHÉP DI YÊN HẠ HOẢ: 
- Nhâm, Thìn, Ngọ, Đinh, Thân  thuộc Khảm 
- Tý, Dần, Bính, Tân, Tuất thuộc Ly 
- Quý, Khôn  thuộc Khôn 
- Sửu, Ất, Tị, Canh  thuộc Đoài 
- Cấn, Dậu thuộc Cấn 
- Giáp, Mùi, Hợi thuộc Chấn 
- Mão, Tốn thuộc Tốn 
- Càn  thuộc Càn 
Ví dụ: Nhà toạ Canh hướng Giáp. Bếp đặt tại Quý sơn. Mệnh chủ là nam sinh 
năm 1973 (Ly). 

Quý sơn đặt bếp thuộc quẻ Khôn  
Mệnh chủ là Ly 
Sơn Quý nơi đặt bếp thuộc quẻ Khôn 
(nếu di chuyển thì là sơn nơi mới đến) 



Nhà toạ Canh theo cách tính vòng Lục Diệu thì bếp Quý rơi vào Nhị Vũ (xấu) 
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Minh Di 
chi Khôn ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Dự 

(a) Cấp độ 1: (Đưa bếp về Nhất Long hay Nhị Vũ... để tân táo hợp với mệnh chủ) 
Lần đầu chuyển chỉ cần chọn ngày đẹp như thông thường 



Quý sơn đặt bếp thuộc quẻ Khôn  
Mệnh chủ là Ly 
Tân táo: chọn cùng Đông Tây tứ trạch 
với mệnh chủ (Ví dụ Tý sơn) .
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Minh Di 
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Giải. 

 
Khảm với Chấn tạo thành khí Thiên y (Cự môn 8), đẹp.  
Lấy số của sao nhân với số cung Phi của mệnh chủ (Ly 9):  
72 9 8 = ×  vậy sau 72 ngày thì việc chuyển tới nơi mới của bếp mới có hiệu lực, 
lúc đó mới có thể chuyển dịch tới nơi khác nếu muốn. 
(b) Cấp độ 2: (Để tạo ra quẻ lục hào là khí cát, có tác dụng chế cửa bị ra sao xấu của 
vòng Phúc đức) 
Sau 72 ngày chọn ngày đẹp để chuyển bếp 
* Phương án thứ nhất là chuyển về Bính (thuộc quẻ Ly) là nhất Long  


Cựu táo Tý sơn    
Phục vị 
Mệnh chủ là Ly  Phục vị     
Tân táo:  Bính Nhất Long      Phục vị 
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly 
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Khốn. 
 Đoài với Khảm tạo thành khí Hoạ hại , xấu. không dùng 
phương án này. 

* Phương án thứ hai: 



Cựu táo Tý sơn     
Phục vị 
Mệnh chủ là Ly  
Tân táo:  Ngọ   
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly 
 Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Tuỳ. 

Đoài với Chấn tạo thành khí Tuyệt mạng, xấu. không dùng phương án này. 
* Phương án thứ ba: 
Cựu táo Tý sơn 
Mệnh chủ là Ly 
Tân táo:  Cấn 

Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly 
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Khốn. 



Đoài với Khảm tạo thành khí Hoạ hại , xấu. không dùng 
phương án này. 
Chỉ dùng hai cấp độ là phải ra quẻ đẹp. Quẻ lục hào ra khí tốt thì có tác dụng chế 
hoá được cửa xấu. Còn nếu chỉ ra được quẻ đẹp thì chỉ có nghĩa là vị trí đặt bếp đó đẹp. 
Ý NGHĨA CỦA PHÉP DI YÊN HẠ HOẢ: 
Táo đặt ở Nhất Long: 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Sinh khí thì chế được cửa Bại tuyệt 
và Xương dâm. 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Thiên y thì chế được cửa Ôn hoàng 
và Thiếu vong. 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Diên niên thì chế được cửa Khốc 
khấp và Khẩu thiệt. 
Táo đặt ở Tứ Hổ: 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Sinh khí thì chế được cửa Cô quả 
và Tự ải. 
Nếu chọn  được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Thiên y thì chế  được cửa Điên 
cuồng và Trường bệnh. 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Diên niên thì chế được cửa Pháp 
trường và Tố tụng. 

Xin theo dõi tiếp bài 15- dienbatn .

Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh 

TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

PHONG THUỶ LUẬN BÀI 14 Điện Bà Tây Ninh

PHONG THUỶ LUẬN BÀI 14 Điện Bà Tây Ninh

Bạn đang xem tại Blog Trần Tứ Liêm. Đừng quên Chia Sẻ nếu bài viết có ích! Mời xem dự án của tôi:

Từ điển Hán Việt - Từ điển Ê Đê - Từ điển NNKH




Chia sẽ vài viết này:

Mình thích viết Blog, tìm hiểu Tử Vi, Phong Thủy, Kiến Trúc, nghiên cứu Lịch vạn niên, đọc sách tùm lum, hay chia sẽ kiến thức.

BẢN ĐỒ BLOG



Quý bạn muốn nghe nhạc?
Hãy nhấn nút bật loa.
Cảnh Cực Lạc, tâm bình an.

Xem tử vi 2024

xem tử vi năm 2024

Xem nhiều nhất

Bài viết mới nhất

Bài viết theo thời gian

SƠ ĐỒ BLOG

Bài Nỗi Bật

Tin mới nhất - VnExpress RSS

Kho Hàng Giá Sỉ

Dịch Vụ Sửa Nhà

Thảo Mộc Thái Phong

Tổng số lượt xem trang