PHONG THỦY LUẬN BÀI 20 Điện Bà Tây Ninh
By Trần Tứ Liêm on Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014
PHONG THỦY LUẬN .
PHẦN 3 : KHẢO QUA MÔN CẢM XẠ PHONG THỦY.1/ CÁC BƯỚC CẦN THIẾT KHI HỌC CẢM XẠ.
A/ TRUNG TÂM LUÂN XA.
1/ ĐỊNH NGHĨA .
Trong tiếng Phạn, CHAKRA ( Luân xa ) có nghĩa là bánh xe hoặc cái đĩa quay. Luân xa là những trung tâm truyền tải năng lượng . Người ta dễ dàng thấy được luân xa trên bề mặt thể hào quang đôi : Chúng như những đám rối quay cuồng. Các luân xa có liên quan đến một số trung tâm nội tạng trong thể khí chất, nhưng trung tâm hào quang năng lượng không ở bên trong cơ thể con người , mà ở trên bề mặt thể hào quang đôi ( cách khoảng 6 mm bên ngoài chu vi bề mặt thể khí chất ).
2/ THỂ HÀO QUANG ĐÔI .
Thể này rất quan trọng vì nó có vai trò trung gian giữa thể khí chất và trường cảm xúc . Ngoài ra nó còn giúp cho chúng ta nhận biết ngoại giới nhờ hệ thần kinh. Thể hào quang có nhiều đặc tính quan trọng phụ thuộc vào sự hoạt động nhịp nhàng của các luân xa. Thể chất được xây dựng hoàn toàn trên khuôn mẫu của thể hào quang . Lúc này , các dây thần kinh chính là bản sao của các kênh truyền tải năng lượng của thể hào quang .
3/ BẢY LUÂN XA CĂN BẢN.
Có 7 luân xa căn bản và 21 trung tâm nhỏ hơn . Đó là những trung tâm có chứa năng lượng hào quang, khu trú tại nhiều khu vực khác nhau của cơ thể , đều có gốc là cột sống lưng , trừ luân xa xương trán ở trên đỉnh đầu.
Bảy luân xa được phân bố như sau :
*/ Vùng bộ phận sinh dục.
* Vùng rốn.
* Vùng thượng vị.
* Vùng ngực.
* Vùng cổ họng. * Ở giữa lông mày.
* Đỉnh đầu.
Bảy trung tâm luân xa này liên hệ với 7 màu và cũng ứng với 7 bông hoa có số cánh khác nhau. Chính nhờ các luân xa này mà các dòng năng lượng mới đi vào thể khí chất , góp phần tạo nên thể hào quang đôi. Thể này được nuôi dưỡng chủ yếu nhờ sinh khí " PRA^NA " do các trung tâm truyền tải đến.
Luân xa có thể quay với nhiều tốc độ nhanh chậm khác nhau. Cánh luân xa tỏa ra một luồng ánh sáng rực rỡ , truyền tải một năng lượng cực mạnh, tạo cơ sở cho nhiều khả năng mới phát triển. Đối với người bình thường, luân xa tỏa ra ánh sáng lờ mờ. Đối với những người đã luyện tập thì luân xa phát ra những tia ánh sáng chói lòa , đường kính của hào quang tăng dần từ 5-15 cm.
4/ CON RẮN LỬA KUNDALINI.
( Xem hình trên ).
Năng lượng này hoàn toàn giống như nguồn lửa cuồn cuộn khắp cơ thể sau khi dùng ý chí đánh thức nó. Lộ trình nó chạy khắp cơ thể là một hình xoắn ốc . Với người bình thường, năng lượng này ở yên dưới cột sống , vì vậy trong suốt cuộc đời, người ta không hề biết đến sự hiện hữu của nó. Khi con người chưa phát triển về tinh thần, ý chí chưa đủ mạnh , tư tưởng không trong sáng thì không nên đánh thức rắn lửa KUNDALINI vì sẽ tạo ra nhiều nguy hiểm như xé nát các mô, hủy hoại đời sống thể chất , gây thương tổn các luân xa. Đánh thức rắn lửa KUNDALINI quá sớm thường có kết quả xấu. Thay vì nâng cao đời sống tinh thần , nó làm cho con người xa đọa, kích thích đam mê thấp hèn, có thể dẫn đến điên cuồng. Năng lực này thực sự là một hiện thực nguy hiểm mà ta không nên đụng đến nó. Đối với sự phát triển tâm linh, chức năng chính của năng lực này chỉ đạo các luân xa, làm cho các trung tâm ấy hăng hái hơn và được dùng như một cửa liên kết giữa thể chất khí và phần hồn. Một ngày nào đó , mọi người đều triển khai được năng lực này , nhưng rất nhiều người không thể nào có được năng lực ấy trong kiếp hóa thân hiện nay nếu ngày đầu tiên đã muốn chiếm hữu năng lượng ấy cho riêng mình.
5/ THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN.
A/ 5 trạng tái tinh thần cần vượt qua.
* Nhận thức được cơ thể vật chất và chuẩn bị tinh thần để bước vào luyện tập, ý niệm về đặc tính tích cực của 7 khu vực liên quan đến 7 màu sắc và 7 âm thanh.
* Tình trạng bất định và hỗ độn tiềm ẩn trong con người được thể hiện bởi cảm xúc: Những lo âu, những suy nghĩ cũng như bệnh tật đã lần lượt qua rồi trở lại như một cuốn phim quay ngược. Đây còn gọi là thời gian bộc lộ các ẩn dấu tồn tích bên trong bấy lâu.
* Tình trạng ổn định : Những lo âu, buồn phiền, đau đớn dần tan đi , cơ thể dần dần trở lại quân bình.
* Thống nhất mục tiêu : Cơ thể càng lúc càng có những rung động thống nhất và điều hòa, chuẩn bị tiếp nhận những năng lượng từ thiên nhiên: Năng lượng từ lòng đất , từ vũ trụ , từ thực vật.
* Tự chủ : Sự hòa nhập với rung động từ vũ trụ , cơ thể trở nên nhẹ nhàng , có thể kiểm soát được các biến động của thất tình lục dục.
Trong lúc nghiên cứu , mức độ của trạng thái tinh thần của mình có thể xác định để sẵn sàng cho việc bắt đầu khảo cứu thực sự về luyện tập. Nếu còn ở giai đoạn đầu thì ta chưa cần đề cập đến con đường hợp nhất , mà chủ yếu là phải làm sao nhận rõ mình.
B/ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ.
Giai đoạn chuẩn bị cho rung động thư giãn có 3 điểm chính cần phải tuân thủ :
1/ Thư giãn và nâng khí sắc màu :
Khởi đầu có thể ngồi trên ghế hay nằm thoải mái trên giường . Lắng nghe tiếng nhạc tại bài 19. Trong lúc thư giãn , cố tránh không để ngủ gật vì như vậy bạn mới có thể ở trong trạng thái nửa thức nửa ngủ.Dần dần với sự luyện tập đều đặn bạn sẽ không bị ngủ gục nữa. Đó là bạn đã kiểm soát được cơ thể trong lúc thư giãn.
Việc phục hồi sau khi thư giãn là giây phút quan trọng. Bằng sự tư giãn , bạn đã tác động một số thay đổi trên hệ thần kinh sinh lý. Cần phải thực hiện việc phục hồi này một cách tốt nhất. Hãy thực hiện từ từ. Lúc đầu có thể việc thư giãn của bạn chưa sâu , bạn muốn mở mắt nhanh sau bài tập này. Nhưng với thời gian , bạn sẽ nhận ra sự tốt đẹp và mong muốn kéo dài thêm khoảng khắc thư giãn này. Lúc đó sự phục hồi cần được thực hiện hoàn hảo. Việc phục hồi là một phần quan trọng của bài tập . Thở sâu, bít các đầu mối của cơ thể bạn . Vươn vai thật lâu và dùng thời gian để mở mắt . Thản nhiên nhìn quanh bạn . Thấy lại khung cảnh, màu sắc của không gian bạn ghi nhận trước khi khởi sự bài tập. Cần phải biết cách thoát ra khỏi một thời gian thư giãn.
2/ Sự tẩy rửa năng lượng xấu hay bài tập thác nước.
Đây chỉ là một bài tập nhẹ nhàng nhưng chúng ta cần phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt, nhiều vần đề tiêu cực xảy ra làm cho năng lượng bao quanh cơ thể chúng ta bị lu mờ . Thể khí ( thể hào quang bao quanh chúng ta ) là nơi tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài đưa vào và đồng thời cũng là trạm phát thông tin đi khắp nơi . Muốn làm tốt hai việc đó, thì tạm thu và phát đó phải luôn được trong sáng.
Cách thực hiện : Bạn đứng thẳng và thực hiện việc nâng khí sắc màu từ màu đỏ lan dần đến màu chàm . Từ điểm cao nhất của màu chàm , bạn tưởng tượng có một thác nước chảy ra từ đó hay có một bông sen cực lớn chảy từ đầu đến chân. Nước tràn ngập đều bạn , vai, ngực , lưng , chảy dọc theo đùi bạn và đưa những năng lượng xấu, những cảm xúc xấy chảy vào lòng đất. Bạn hãy tập bài này từ tứ , không nên vội vàng. Chỉ cần tập bài này vài lần là bạn sẽ cảm thấy thoải mái , thư giãn cả thể xác và tâm hồn.
3/ Giao phó tất cả cho tự nhiên, cho sức mạnh tàng ẩn trong vũ trụ.
Đây là ý nghĩa tôn trọng mọi hình thức của cuộc sống. Nhận ra mọi cái đều tùy thuộc vào vũ trụ , nhận ra vũ trụ không phải là một mớ hỗn độn mà nó được chi phối bở những quy luật chặt chẽ và không có gì xảy ra ngẫu nhiên cả. Ta cần loại bỏ những nguyên nhân gây xáo trộn tinh thần như bất công, ganh tị , giận hời , thiếu kiên nhẫn ...Những điều trên thật sự cần thiết chi giai đoạn chuẩn bị cho sự rung động thư giãn
C/ LUYỆN TẬP RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN.
Giai đoạn 1 : RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN CÓ Ý THỨC.
Đối với người mới tập, việc rung động thư giãn chưa làm quen được, do vậy bạn cố tình tạo ra sự rung động theo từng khu vực. Rung động nhẹ nhàng chứ không phải lắc.
1/ Rung động khu vực ứng với vùng sinh dục ( Luân xa 1 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng sinh dục, nghĩ đến màu đỏ và ý chí mạnh mẽ , đấu tranh.
2/ Rung động khu vực ứng với vùng rốn ( Luân xa 2 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng rốn, nghĩ đến màu vàng , sự lạc quan , yêu đời , tình cảm sâu đậm.
3/ Rung động khu vực tương ứng với vùng thượng vị ( Luân xa 3 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng thượng vị , nghĩ đến màu cam, sự can đảm.
4/ Rung động khu vực ứng với vùng ngực ( Luân xa 4 ) .
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng ngực , nghĩ đến màu xanh lá cây , chia sẽ với mọi người , tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm.
5/ Rung động khu vực ứng với vùng cổ họng ( Luân xa 5 )
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng cổ họng, nghĩ đến màu tím , biểu lộ tâm ý, nhập định,
6/ Rung động khu vực ứng với vùng đầu não ( Luân xa 6 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng đầu não , nghĩ đến màu xanh da trời , lòng khoan dung , độ lượng, yêu thương mọi người.
7/ Rung động khu vực ứng với vùng đỉnh đầu ( Luân xa 7 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng đỉnh đầu , nghĩ đến màu chàm , sự tiếp nhân và hòa đồng năng lượng vụ trụ.
Lưu ý : Bước đầu chưa quen có thể bạn bị mệt mỏi , ngượng ngịu nhưng chỉ vài buổi sau là sẽ thuần thục,
Rung động từng khu vực bây giờ chuyển sang dạng sóng nhất định , tùy theo từng khu vực mà nó có thể chuyển động theo dạng sóng ngang, dọc, ngược hau xuôi theo chiều kim đồng hồ. Khi tập đến đây , bạn cần ghi chép cẩn thận từng dạng sóng và theo dõi sự lập đi lập lại của mỗi lần luyện tập để tìm dạng sóng không thay đổi cho từng cá nhân từ nay về sau.
Giai đoạn 3 : RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN VÔ THỨC.
Rung động thư giãn vô thức không phải là điều khó , chỉ cần luyện tập thường xuyên trong khoảng 2 tuần . Trong lúc các bạn rung động dạng sóng , thì đột nhiên nó ngừng lại, ta vẫn chú ý đến nó. Đột nhiên khu vực mà bạn đang cho ngừng rung động bỗng có những rung động theo một dạng sóng không giống như rung động lúc ban đầu. Sau một thời gian luyện tập khi bạn đang làm việc hay khi ngủ , bạn vẫn thấy một sự rung động nhẹ nhàng ở trong một vùng của cơ thể . Bạn cứ để yên và một lúc nào đó nó sẽ ngừng . Đó là sự rung động nhằm tái tạo lại cân bằng trong cơ thể . Đó chính là rung động thư giãn vô thức.
( Viết theo tài liệu của Dư Quang Châu - 8/8 Khu phố 3 . Phường Bửu long - TP. Biện hòa - Tel : 061. 827740. )
Phần bổ xung : BÀI TẬP CỦA ĐẠO TRÀNG DPLHVV TẬP MỞ LUÂN XA VÀ KHAI LỤC THÔNG.
1/ VẬN CHUYỂN THÂN PHÁP.
( Kiết ấn Đại bi ).
Phụng thỉnh Phật Kim Cang,
Bát bộ vận chuyển.
Chuyển vận toàn pháp linh linh.
Tâm hiển minh kinh khai tốc.
Sức hoá hiện.
Bát nhã ba la mật đa.
Đệ đát diệt đa.
Án đọc rị , đĩa rị, thất rị.
Thú rô tri lật tri, phá đế ta ha.
Kim Cang Bát nhã ba la mật đa.
Tâm mật đệ đát diệt tha.
Kim Cang Bát nhã ba la mật đa.
Án Hôlô Sari- Hô lô Sa đệ.
Mục đế ta phật sa đệ ta ha.
2/ NGŨ HÀNH CƯƠNG KHÍ.
Ngũ hành cương khí,
Kim mộc thủy hoả thổ.
Chuyển thông.
Om Mani padmê hùm
Nam mô adi đà.
Như Lai Phật Tổ giáng độ chứng minh.
Giải phá toàn thân,
Khai thông bá mạch,
Khí huyết lưu thông,
Tam hoa tụ đỉnh,
Ngũ khí triều nguyên.
Thân như ý,
Phản diệt Tà trừ bệnh tật,
Nam mô adi đà.
Như Lai Phật Tổ chứng minh.
Om Mani padmê hùm- Brum.
3/ PHÁP ĐỊNH TÂM.
Um Um vòng vòng già ra tâm
Ba ra án tác lệ đã di chi ni.
Nom rô chiết lệ ly du.
Đã hô rô , Hô rô, Kan rô.
Dù tà , ấn Lưu linh Đế Thích ta thăng pha.
An tâm rô định tỉnh ngũ tạng định thân khẩu ý.
Om Mani padmê hùm
Án Na đà Bồ đề Phật Tổ chứng minh.
4/ LƯU THÔNG HUYẾT MẠCH.
( Kiết ấn ngũ hành ).
Nam mô a di đà Như Lai Phật tổ chứng minh.
NU NA NI CÔN LY.
MA NE ONG LUNG, ONG XONG.
CHU MA Ô LAN, SÍT MO TO NA.
5/ PHẬT KHÍ CÔNG.
THOÁI LA TÍT RA,
MẶC CA RÂY
LA MÍT TẶT LÔ MÍT , CẠC SI SÊ.
MẠC MO RAY TỐT TÍT.
SAY RI PHU MI NA SÁT NÁT.
6/NỘI NGOẠI CÔNG.
Phật Tổ – Lục Tổ chứng minh.
A CA RÂY DANH MẮC.
A LĂNG PHĂNG MẮC MẮC.
( Ghi chú : Nội công có tác dụng sung nạp nguyên khí , tiếp thu các tia cực tím nuôi toàn thân. )
7/ MỞ KHẨU.
SI ỐP PRÂY – MI CA – MI MÍT.
8/ BÍCH CHI KHAI KHẨU.
• ỐP LĂN THIẾP PHI MO TO RA – TI MI MÍT MÍT .
• ỐP LĂN SĂN TI MI – MO CA RA MO BÍCH SÁT.
• A LÍT BÍCH SÁT MÓT – MI CA MI MÍT.
9/ MỞ NHĨ.
SI ON RAY – MA NI- RA RÂY MÍT- MO NI PHÉP.
10/ KHAI NHĨ .
NAM MÔ A DI ĐÀ NHƯ LAI PHẬT TỔ CHỨNG MINH. ( 3 LẦN ).
Ô LA SA NI – TÉT TA RA MA GO RAY- MI TU Ô LA – Ô LA KHÔNG RAY – BỌ SA LÁT MÉT TÊ ( 3 LẦN ).
11/ KHAI LƯỠNG NHĨ.
SI ON SAY MA NI- RA RÂY MÍT MO NI PHÉP.
12/ MỞ MŨI.
ỐP MA SA SI ÂY – MO DI PHI MÍT HA.
13/ KHAI THÂN PHÁP.
ÚM LA LA.
14/ KHAI NHÃN TAM QUANG.
CÙ ON NÔ SI – MI ĐA MI CA SI.