Áo yếm: Di sản "trang phục của Việt Nam"

By Trần Tứ Liêm on Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013


Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.

Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.

Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.
Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.
Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.


Áo yếm ngày xưa

Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (Thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.

Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang

Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.

Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.

Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm.
Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.
"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".

Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...

Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.
Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.

Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.
Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.
Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.

Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu. "Trời mưa lấy yếm mà che - Có anh đứng gác còn e nỗi gì?". Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa: "Ước gì sông hẹp tày gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông
Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... “ỡm ờ” một cách nghệ thuật và độc đáo. Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào - Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"...
Hay như thơ Hồ Xuân Hương:
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.
Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ. Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.
Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam.
Còn đâu cái yếm lụa sồi
Bi.TTVN(Tổng hợp từ báo Huế, Wikipedia và nhiều nguồn khác)

Xem thêm tin nóng khác:

>>Mẫu trẻ Venus non tơ chỉ che lụa mỏng

>>“Mát-mắt” với dàn mẫu Venus non tơ cổ động VOC

>>Siêu mẫu Hạ Vy mặc áo yếm đẹp mê hồn

>>Mẫu trẻ Venus diện áo dài chào mừng 30/04

>>Bầu ngực đẹp tuyệt mỹ của Kate Upton phần 2

ngam-nguc-dep-kate-upton-(6)1.jpg

>> Vượt rừng sâu đi "săn" sơn nữ tắm tiên




nguồn từ: thethaovietnam.vn

NƯỚC MẮT MẸ GIÀ - Tâm Minh Ngô Tằng giao Phóng tác

By Trần Tứ Liêm on Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013



NƯỚC MẮT MẸ GIÀ - Tâm Minh Ngô Tằng giao Phóng tác


Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”

GỬI CON YÊU QUÝ - Tâm Minh Ngô Tằng Giao

By Trần Tứ Liêm on

GỬI CON YÊU QUÝ

Chuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao



TỬ VI TUỔI NHÂM TÝ 1912, 1972, 2032

By Trần Tứ Liêm on Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

TỬ VI TUỔI NHÂM TÝ 1912, 1972, 2032



NAM MẠNG | sanh năm: 1912, 1972 và 2032

TỬ VI TUỔI CANH TÝ 1900, 1960, 2020, 2080

By Trần Tứ Liêm on

TỬ VI TUỔI CANH TÝ 1900, 1960, 2020, 2080



NAM MẠNG | Sanh năm: 1900, 1960, 2020 và 2080

TỬ VI TUỔI MẬU TÝ 1948, 2008, 2068

By Trần Tứ Liêm on


TỬ VI TUỔI MẬU TÝ
NAM MẠNG - Sanh năm: 1948, 2008 và 2068

TỬ VI TUỔI BÍNH TÝ 1936, 1996, 2056

By Trần Tứ Liêm on



XEM TỬ VI TRỌN ĐỜI TUỔI BÍNH TÝ

NAM MẠNG Sanh năm: 1936, 1996 và 2056

TỬ VI TUỔI GIÁP TÝ 1924, 1984, 2044

By Trần Tứ Liêm on

TỬ VI TUỔI GIÁP TÝ 1924, 1984, 2044


XEM TỬ VI TRỌN ĐỜI TUỔI GIÁP TÝ

Nam Mạng Sanh năm: 1924, 19842044

VIDEO CUBI SÁU THÁNG TUỔI

By Trần Tứ Liêm on Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

VIDEO CUBI SÁU THÁNG TUỔI





Ra đời Website: www.thaiphong.net

By Trần Tứ Liêm on Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

CUBI 4 THÁNG TUỔI

By Trần Tứ Liêm on Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013


CuBi hơn ba tháng tuổi

By Trần Tứ Liêm on Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013


TỦ SÁCH PHẬT CỦA CƯ SĨ NGÔ TẰNG GIAO

By Trần Tứ Liêm on

CƯ SĨ NGÔ TẰNG GIAO
CƯ SĨ NGÔ TẰNG GIAO - HIỆU TÂM MINH

CƯ SĨ  TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO


Nhận được Email của Cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao có đính kèm các bộ Sách Phật bao gồm:  

Hình đám cưới Hòa Mèo

By Trần Tứ Liêm on

HOA CẢNH ỨNG DỤNG PHONG THỦY

By Trần Tứ Liêm on Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

HOA CẢNH ỨNG DỤNG PHONG THỦY
Tác giả: Nguyễn Kim Dân (Biên Soạn)
Phát hành: 19/08/2009


Link tải về: https://adf.ly/buQx7

Đám cưới Chú Cầm ( Cầm Lai )

By Trần Tứ Liêm on Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Chúc Mừng Hạnh Phúc Hai Bạn !

BoBo (Bo Yên ) - Nhím Hùng

By Trần Tứ Liêm on

 BoBo

Hình Hoa Khánh

By Trần Tứ Liêm on Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012



TRUYỆN TRANH THIÊN VĂN HỌC

By Trần Tứ Liêm on Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Một số ảnh của cuốn Album bị thất lạc mới tìm về

By Trần Tứ Liêm on Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

 Kỹ niệm đi Chùa Lê Khôi - Núi Nam giới năm 2002

Ảnh Bà Ngoại và Bố

By Trần Tứ Liêm on

Ảnh được chụp từ bộ Album củ
Bà Ngoại và Bố tham quan bải biển Thạch Hải

Hình ảnh người Cậu (Em mẹ) - Cậu Việt

By Trần Tứ Liêm on Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012


Chào con yêu - Bố yêu con!

By Trần Tứ Liêm on Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Bi Lùn, ngày anh ấy mới sinh!

VỀ BẾN PHONG KIỀU THĂM TRƯƠNG KẾ

By Trần Tứ Liêm on Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

image
Ai đã từng đọc bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế cũng rất dễ cảm nhận được cái không gian tịch mịch, thơ mộng, êm đềm  mà tiết tấu của bài thơ mang lại :

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,
Giang phong, ngư hoả đối sầu miên .
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
dạ bán,chung thanh đáo khách thuyền .

Tạm dịch

Trăng lặn, quạ kêu, sương kín trời,
Lửa chài, cây bến trước buồn ngơi.
Hàn San chùa cổ ngoài Cô phủ,
Khuya khoắt chuông vang vọng tới người.

Là một thi sĩ, tâm hồn nhạy cảm với nhân thế, đất trời, Trương Kế đã dùng những con chữ ghi lại  khoảnh khắc thực tại mà ông đang sống, ông đã đóng khung được không gian và bắt thời gian đứng lại trong bốn câu thơ, để mãi muôn sau, những ai đồng cảm với ông khi chạm đến bài thơ này thì vẫn thấy không gian, thời gian ấy vẫn như chưa từng thay đổi. Vẫn bến Phong Kiều mịt mờ sương phủ với hàng phong đứng ngó trăng tàn, vẫn  tiếng quạ kêu trong sớm tinh sương, vẫn thấp thoáng xa xa ánh đèn chài thuở nọ, cũng vẫn là người lữ khách trên con đò nhỏ, chợt tròng trành vì tiếng chuông khuya. Đó là cái tài của nhà thơ. Nhưng cho dù thi nhân viết hay đến mấy chăng nữa, thì điều tiên quyết vẫn là những gì nhà thơ mô tả phải phản ảnh thực tại một cách trung thực. Trong bài thơ này ta thấy cái không gian mà nhà thơ ghi lại hết sức chân thật.

Nằm trong thuyền nhìn ra, trên không, phía  xa kia con trăng đã từng thức với ông suốt đêm qua giờ đã đi ngủ, gần hơn trên trời mù mịt, còn dưới đất, bên kia bờ sông tiếng quạ kêu sương trong những hàng phong  cùng ánh đèn chài thấp thoáng dưới sông, xa ngoài là thành Cô Tô nơi có Hàn San danh tự. Trong cái khung cảnh êm đềm, tịch mịch giữa đêm khuya ấy, một tiếng chuông ngân như níu lại thời gian. Như vậy, những khoảng cách xa, gần, trên, dưới của không gian và thời gian lúc ấy đều được nhà thơ ghi lại một cách thơ mộng nhưng hết sức trung thực. Cũng chính vì vậy nó mới dễ dàng tạo ra sự rung cảm đối với người thưởng thức thơ ông.

Trong không gian, thời gian  ấy, đối diện với đêm khuya là một tâm hồn chở nặng những ưu tư, có lẽ năm tháng đã lên men làm say lòng thi sĩ, hay sự đời nghiệt ngã đã ray rứt ông suốt đêm qua. Không biết nữa! có người nói  ông buồn tại vì lửa chài, cây bến, có người  bảo bởi  tiếng quạ kêu sương, cho dù tại gì chăng nữa, thì thi nhân cũng đã thức suốt đêm rồi. Ông chẳng  nói rằng  đêm qua tôi thức suốt, ông chỉ nói trăng đã lặn rồi sao mọi thứ vẫn cứ rõ ràng trước mặt. Làm sao mà ngủ được khi đôi mắt còn nhận biết trăng tàn, vẫn còn thấy đầy trời mù mịt sương giăng, còn trước mặt lửa chài, cây bến, mắt đã thế mà tai lại còn nghe tiếng ồn ào của lũ quạ, ý ruổi rong tới tận chùa Hàn San ngoài thành Cô Tô nơi vừa có tiếng chuông vọng giữa đêm trường, những cánh cửa đi vào tâm hồn ông chưa từng khép lại đêm qua, thì làm sao mà vùi vào giấc ngủ. Ông không nói nhưng lửa chài, cây bến đã nói. Ông không than nhưng tiếng chuông chùa đã than hộ giùm ông.  Ôi ! ông thật tài tình khi nhốt cả biết bao ưu tư vao trong một vài con chữ !

Tuy nhiên nói như thế vẫn còn chưa đủ, cái tài của ông còn thể hiện trong cách mà ông che dấu nỗi niềm. Đọc bài thơ ông, ai cũng nghĩ sao mà cảnh đêm êm đềm quá vậy, buồn như thế thì làm sao mà ngủ, nhất là với ông, một thi nhân, dường như  ai cũng xót xa vì sao mà tâm hồn ông nhạy cảm đến thế. Có thể đêm ấy lòng ông rối bời những ưu tư sầu muộn, nhưng không phải cái sầu muộn của lửa chài cây bến mà phải là một nỗi ưu tư  về một cái gì đó lớn lao hơn. Ta có thể khẳng định được điều đó, bởi vì ông đã bắt đầu bài thơ của mình bằng ba ngữ danh từ chứa đựng ba câu hoàn chỉnh trong một câu, ông đã dồn nén cảm xúc của ông ở mức tối đa, nhưng cõi lòng ông vẫn còn đó. Ba động từ mà ông dùng liên tiếp:  lạc = lặn (nguyệt lạc) đề = kêu (ô đề) mãn = phủ đầy (sương mãn thiên) đã lộ ra một tâm hồn sống động, có một cái gì đó hết sức mạnh mẽ, dữ dội đã xảy ra trong ông đêm qua, nó mạnh mẽ đến nỗi trời sắp sáng rồi mà chúng cứ như vẫn còn đứng trước mặt (đối) chẳng  muốn rời xa.

Ông đã chứng kiến thời gian tàn trước mặt, (nguyệt lạc) để cho đời lại bắt đầu(ô đề)trong cõi mông lung(sương mãn thiên).Vẫn còn ai đứng đó đợi trông,(giang phong) chờ một chút lửa nồng hy vọng(ngư hoả). Ông nghĩ gần rồi lại nghĩ xa, (Cô Tô thành ngoại Hàn San tự) nhưng thời gian bảo với ông rằng nó không bao giờ dừng lại.(dạ bán, chung thanh) ông cô đơn trong đêm trường khắc khoải, cuộc đời ông như  một chiếc thuyền nan (đáo khách thuyền). Ong bắt đầu bài thơ với sự suy tàn và kết thúc bằng tiếng chuông cảnh tỉnh, ông đã bắt đầu bài thơ bằng ba tiếng trống, thì ông lại kết thúc bằng chừng ấy tiếng chuông (ba động từ : bán, thanh, đáo). Tâm hồn ông như vó ngựa giữa đêm trường, sao lại bảo ông buồn. Không ! phải có một cái gì hơn thế, nhưng nó là gì thì chỉ ông biết mình ông.

Ông Trương Kế tài tình là thế! tinh tế là thế! Chỉ với 28 con chữ, ông đã đem hết không gian, thời gian cùng với nỗi  niềm nhốt vào trong đó, ông đã dùng cái tỉnh của đêm khuya để che dấu cái động của lòng mình, ông không dùng nghĩa thật của ngôn từ để phơi trải tim gan, mà ông chỉ dùng giai điệu của nó để biểu lộ hồn mình trên ấy. Hơn thế nữa, ông còn để lại đằng sau những ngôn từ một cánh cửa dành cho những ai đồng cảm với với ông, vào một đêm khuya nào đó tự tìm thấy ông trong thao thức của chính mình. Bài thơ ông viết đã hơn 1000 năm, mà bút  pháp vô cùng hiện đại. Thế mới biết vì sao bài thơ này là một kiệt tác của ông cũng như  thời đại mà ông đã sống./.

Mẫu nhà 8m x 6m hai tấm cho người quen

By Trần Tứ Liêm on Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012



Mẫu thiết kế nhà 8m x 6m cho một người quen:



Bạn có thể tải file bản vẽ bằng đuôi PDF theo Link: https://www.mediafire.com/?mt0lhl7ybimjrsp







Trần Tứ Liêm
Tel: 098.254.25.25
Email: trantuliem@yahoo.com.vn

mau nha pho dep, mẫu nhà phố đẹp, bản vẽ nhà phố, nhà 8 mét, mau nha dep 2012


CÁCH BỐ TRÍ NỘI THẤT THEO PHONG THỦY CƠ BẢN

By Trần Tứ Liêm on Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

ĐÂY LÀ CHƯƠNG TRÌNH HỔ TRỢ XEM PHONG THỦY NHÀ TRƯỚC KHI THIẾT KẾ

CÁC BẠN TẢI VỀ THEO ĐƯỜNG LINKS:



NGƯỜI VIỆT XƯA

By Trần Tứ Liêm on Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Cảnh sinh hoạt và hớt tóc ở chợ
Cảnh sinh hoạt và hớt tóc ở chợ

TỦ SÁCH PHẬT HỌC

By Trần Tứ Liêm on Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

A. SÁCH PHẬT HỌC
(Toàn bộ sách đều dưới dạng PDF file)
I. KINH

BỘ ĐỀ CƯƠNG GIA PHẢ HỌ TRẦN ĐĂNG

By Trần Tứ Liêm on Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Nhằm hoàn thiện Bộ Gia phả của dòng họ Trần Đăng ta. Chúng tôi xây dựng bộ đề cương này gồm các chương mục như sau:

BỘ ĐỀ CƯƠNG GIA PHẢ HỌ TRẦN ĐĂNG



PHN I:   ĐI CƯƠNG
  • Li ta
  • Li ta bn Gia ph năm 2005
  • Các điu giáo hun ca Dòng h
  • Cây huyết thng

PHN II:   TIU S T THY T ĐN ĐI TH 12

PHN III:   PH LC
  • Nhà th H
  • M đa chí H đi tông
  •  Hình nh
  • Mu b sung thông tin vào gia ph


 Con cháu tải bản đề cương này về và bổ sung đính chính thông tin để cùng nhau hoàn thành Gia Phổ:

                                                                        TẢI VỀ 


THƯ VIỆN 3DMAX

By Trần Tứ Liêm on Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012


BÁN BỘ ĐĨA THƯ VIỆN 3DMAX 3.0GH

 Với hơn 1670 file max, 305 file 3ds


Hình thức thanh toán: 

-Bước 1:  Chuyển tiền vào số tài khoản: 
   Trần Tứ Liêm
   1604.205.275.294 Ngân Hàng Agribank - Chi nhánh Phú Nhuận
-Bước 2: Nhắn tin hoặc gọi điện cung cấp thông tin như sau:
   + Họ tên:  ....................................
   + Địa chỉ: ....................................
   + Số điện thoại: ............................
   + Email: ......................................
 -Bước 3: Liêm sẽ gửi chuyển phát nhanh đĩa thư viện 3dmax bằng đường bưu điện tới địa chỉ của bạn cung cấp

Bộ Gia phả họ Trần Đăng (Thạch Khê - Thạch Hà - Hà Tĩnh)

By Trần Tứ Liêm on Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Đây là bộ Gia phả của họ Trần Đăng ( Thạch Khê - Thạch Hà - Hà Tĩnh) Phát hành vào năm 2005


Con cháu có thể tải bộ Gia phả này về theo đường link:

https://www.mediafire.com/?y9fw5x68xs9aq73

 Xem thêm tại trang: trandangtoc.blogspot.com

Bản vẽ phác thảo nhà 5x13 hai tấm cho anh thợ

By Trần Tứ Liêm on Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Bản vẽ phác thảo nhà 5x13 hai tấm cho anh thợ


-  Tầng trệt: Sân trước, P.Khách, P.bếp, WC, Sân Sau
-  Tầng 1: P.Ngủ bố mẹ, P.Ngủ con,

Khai bút đầu xuân

By Trần Tứ Liêm on Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Mùa xuân đầu tiên

By Trần Tứ Liêm on Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Bài Hát Mùa xuân đầu tiên

Nếu có sức sống thì mùa xuân nào cũng là mùa xuân đầu tiên



Có lẽ khi cảm nhận mùa xuân, thì mùa xuân nào với ta cũng là mùa xuân đầu tiên. Mùa xuân về ta cảm nhận từ trong hơi thở, trong đôi mắt, trong nụ cười và trong cơ thể, trong tâm hồn nghe như rạo sực. Một sức sống lại tràn về mênh mông. Khi nghe lại bài hát " Mùa Xuân Đầu Tiên" của Nhạc sỹ Văn Cao, cho tôi một cảm nhận thật khó có thể tả nên lời. 



Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.

Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.

Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông


Mùa xuân về như cánh én, mùa vui nay đã về...muầ xuân mơ ước ấy đã đến đầu tiên... Thanh bình làm sao với quê hương, khói trên sông, tiếng gà gáy trưa..... Đây rồi! một sự thật không chối cải mùa xuân là mùa người mẹ đợi con về. Niềm vui nào" Người mẹ nhì đàn con nay đã về"?

Bạn hãy nghe đi nhé! cảm nhận thật sâu trong con tim! Vì mùa xuân luôn đến bên quê hương có xóm làng, có mẹ hiền, có anh và có em và có mơ ước nữa.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.

Giáo trình Cad nâng cao cực hay

By Trần Tứ Liêm on Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Mình thích viết Blog, tìm hiểu Tử Vi, Phong Thủy, Kiến Trúc, nghiên cứu Lịch vạn niên, đọc sách tùm lum, hay chia sẽ kiến thức.

QUẢNG CÁO

đặc sản

BẢN ĐỒ BLOG

Xem tử vi 2024

xem tử vi năm 2024

Xem nhiều nhất

Bài viết mới nhất

Bài viết theo thời gian

SƠ ĐỒ BLOG

Bài Nỗi Bật

Tin mới nhất - VnExpress RSS

Blog Bi Bon

Bách Cát Shop

Kho Hàng Giá Sỉ

Dịch Vụ Sửa Nhà

Thảo Mộc Thái Phong

Đặc Sản Shop

Shop Bi Bon

Tổng số lượt xem trang