Chuyện kể về người nghệ sĩ mù kéo nhị Hát nhạc đám ma Phụ Tử Tình Thâm

Đăng bởi Trần Tứ Liêm - Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023


Nếu hỏi bài hát nào nói về tình nghĩa cha con, mẹ con hay nhất? 

Phải nói đến bài "Phụ Tử Tình Thâm" một bài hát ru dân ca Xứ Nghệ.

Cái nơi mà chịu ảnh hưởng và mang nặng chất Thánh Hiền, thì trong bài hát cái Đạo bao trùm. Từ lời lẽ đến triết lý quy luật được dẫn dắt như sự dẫn dắt của đấng quyền năng.

Bài hát đã hay với người còn sống, lại là bài dùng để tiên đưa hương linh những người quá cố, nhưng có một câu chuyện về người nghệ sỹ hát đám ma đầy rung động.

Ngày nay ở xứ Nghệ  và lân cận có đám ma người ta bài hát đã ghi âm của ông (Ông cũng mất nghề từ khi bị ghi âm).

Trên trong bách khoa toàn thư mở nói "Với bài hát xẩm này ông đã thể hiện cả 2 giá trị văn hóa phi vật thể nhân loại trong 1 bài hát."

Mời bạn tìm hiểu bài viết của hai nhà báo Mai Hoàng - Trần Long (VTC News) ở bên dưới, và nghe dọng hát trong video ở cuối bài.

Xin cảm ơn nhà báo đã có bài viết hay, cảm ơn nghệ sỹ mù đã cho những câu hát đào sâu đến đáy lòng. Blog TTL
Chuyện kể về người nghệ sĩ mù kéo nhị Hát nhạc đám ma Phụ Tử Tình Thâm
Nguồn ảnh: Báo công an


NGƯỜI HÁT XẨM MÙ VÀ NỔI THÊ LƯƠNG CUỘC ĐỜI


Nguồn:

  • https://vietbao.vn/Phong-su/Nguoi-hat-xam-mu-va-noi-the-luong-cuoc-doi/75174937/264/
  • https://myvietbao.com/Phong-su/Nguoi-hat-xam-mu-va-noi-the-luong-cuoc-doi/75174937/264/
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_%C4%90%C3%ACnh_Xuy%C3%AAn
  • https://m.cadn.com.vn/news/lao-nghe-si-mu-va-dieu-xam-buon-xu-nghe-15394-71


Trong tâm thức của nhiều người dân Nghệ Tĩnh, người đưa bài dặm trở thành cái không thể thiếu trong một phần văn hoá tâm linh của họ, nhất là trong âm điệu đưa linh, lại là một anh chàng mù bẩm sinh, hát “Phụ tử tình thâm” bằng chất giọng xẩm…

Rút ruột cho lời ca


Những cơn mưa rỉ rả đổ xuống mặt đường lầy lội càng làm cho kẻ bộ hành thêm khó nhọc, trầy trượt bước chân tìm về ngôi lều hoang của ông “nghệ sĩ” mù chuyên “khóc thuê” cho thiên hạ mỗi khi có đám.
Người nghệ sĩ mù hát bài mậu tử tình thâm
Người nghệ sĩ mù hát bài mậu tử tình thâm
Trong ngôi lều hoang cạnh bãi tha ma ấy là gia đình ông đang vật lộn chống chọi với bệnh tật cũng như miếng ăn hàng ngày. Thế nhưng, khi chúng tôi ngỏ lời muốn được nghe một vài đoạn khúc hát dặm “Phụ tử tình thâm” mà ông vẫn ngược xuôi đi hát, ông không ngần ngại lấy ngay chiếc nhị tự tạo bằng ống bơ và bắt đầu kéo…

“Phụ tử tình thâm
Công thầy nghịa (nghĩa) mẹ
Đừng tiếng tăm nặng lời
Đừng cả tiếng dài hơi
Nói mẹ cha sao nên
Cại (cãi) mẹ thầy sao phải
Đêm nằm nghị (nghĩ) lại
Nhớ đến cội công uyên 
Công cù lao ai đền
Nghịa (nghĩa) sinh thành ngày trước….”



Tiếng hát não nề, quay quắt dội vào thinh không thêm cái vắng lạnh giữa bãi tha ma, dội vào bức tường đá của Cơ sở giáo dưỡng Xuân Hà phía đằng xa giữa chiều cuối đông sụt sùi mưa dường như làm cho những hồn ma đang lẩn khuất và những kẻ lầm lỗi sau bức tường lạnh ngắt phải trầm mình quặn đau…

Ngôi nhà cạnh bãi tha ma là nơi đi về của người nghệ sỹ mù
Ngôi nhà cạnh bãi tha ma là nơi đi về của người nghệ sỹ mù



Ông rằng: tên Xuyên, họ Dương Đình ( Dương Đình Xuyên ) , sinh năm Tân Sửu (1961) quê gốc ở ven sông Rào Cái (xã Thạch Đồng, Thạch Hà, Hà Tĩnh). Năm 1965 khi đó bom Mỹ đánh ác liệt quá, gia đình ông cùng một số gia đình khác bỏ làng lên vùng đồi Bắc Sơn (Thạch Hà) lập làng mới. Rồi lên 7 tuổi trời cướp đi đôi mắt của ông. Từ đó ông lớn lên với mùi khét lẹt của khói bom và những khúc đồng dao, ví dặm của người dân thôn ổ. Không còn đôi mắt nhưng ông còn đôi tay và một “kho” ca dao, dân ca đầy ắp nỗi niềm… Và ông bắt đầu học kéo nhị, học hát. Hát để cho vơi bớt những thiệt thòi của cuộc đời mình...

10 năm sau ngày giặc Mỹ đánh phá ác liệt, năm 1975, ông tròn mười bốn tuổi, cha đi công nhân biền biệt chẳng về, mẹ đi lấy chồng khác và cứ thế ông cất bước dò dẫm “giang hồ” khắp nam chí bắc với chiếc nhị “độc nhất vô nhị” của mình cất tiếng hát mưu sinh…

Mưi sinh với cây nhị tự tạo
Mưi sinh với cây nhị tự tạo


Tiếng hát xẩm của ông nghệ sĩ mù vang dài trên mọi nẻo đường, từ Ba Đồn (Quảng Bình) đến Bến Thành, Chợ Lớn rồi ra Vinh, Bến Nứa, Đồng Xuân… Tay nhị, tay gậy cứ thế ông đi. Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, chẳng phiền chi ai… Không gia đình, không người thân, không nhà, ông cất bước biền biệt khắp nơi chí chốn…

Rồi một ngày, sau hơn mười mấy năm phiêu bạt, khi người làng ông nghĩ rằng ông đã bỏ thây ở chốn nào thì đột ngột thấy ông khập khạng mò về làng, dựng lều cạnh bãi tha ma ở.

Một người mù, một túp lều xệch xoạc giữa mênh mông những ngôi mộ hoang lạnh dường như càng làm cho người làng xa ông hơn. Nhưng với ông như thế là rất “tuyệt”, tự do, không ai dóm ngó. Cũng từ đấy, tiếng hát của ông lại vang lên khắp các chợ phiên trong tỉnh, rày đây mai đó, đâu đến phiên họp chợ là ông tìm đến trải nón ngồi bên cổng và hát…


"nếu tôi chết đi tôi vẫn để lại cho đời bài hát xẩm"
"nếu tôi chết đi tôi vẫn để lại cho đời bài hát xẩm"


Thảng hoặc người ta mới thấy ông mò về làng. Những câu hát xẩm của ông cứ vang lên đều đặn khắp ngõ chợ dặn kẻ ở đời về đức cù lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha, nghĩa hiếu tử của phận làm con, sống sao cho trọn nghĩa vẹn tình…
“Rồi một mai bách tuế
Ra cây úa lá vàng
Lá rụng cội đại ngàn
Con tìm mô được nựa (nữa)
Con muốn tìm mô được nựa (nữa)…”.

Chẳng ai biết ông hát có đúng hết lời của bài dặm Phụ tử tình thâm hay không chỉ biết rằng tiếng hát xẩm của ông càng ngày khiến nhiều người “mê”, bởi giọng hát xẩm khi nỉ non trầm bể, khi mưa thảm gió sầu, khi dằn vặt đớn đau… mê bởi những ca từ mà ông “chế”, ông cóp nhặt trên bước đường phiêu bạt để “thêm” vào bài hát xẩm: “Hai hàng nước mắt trào tuôn/Thương là thương /Con lắng tai nghe cha dặn mấy lời/… Nuôi con từ thủa còn thơ/ Giờ phút trăm năm cha cũng đã gần kết thúc/Chị em, anh em con cháu nội ngoại xa gần /Hết lòng đoàn tụ/Bày vẹ (vẽ) cho nhau làm ăn sinh sống/Cha khuyên con dự (giữ) cho trọn trự (chữ) hiếu thành/…Ôi thôi, con cháu ở lại/Cha khuyên con đạo làm người/ Dự (giữ) trọn trự (chữ) trung trự (chữ) hiếu/Sống trần gian nhưng lúc địa trần gian thì gọi bằng quán trọ/Hữu thật tâm thì âm gian mới gọi là nhà…”.

Những câu hát của ông đã “ăn sâu” vào đời sống tinh thần của biết bao nhà, bao người không chỉ ở Nghệ Tĩnh mà còn nhiều tỉnh khác. Đến nỗi đầu những năm 90 có kẻ buôn mời ông thâu băng rồi bán khắp trong nam ngoài bắc, để mỗi khi ai đó qua đời, cái không thể thiếu được của gia đình tang chủ đó là tìm cho được cái băng thâu bài hát xẩm của ông để mở lời ai oán… Hoặc giả với những kẻ xa quê lâu ngày, về Nghệ Tĩnh bao giờ cũng lùng mua cho được cái băng hát xẩm của anh mù Xuyên để mang theo khi ra đi... Thế nhưng, sau cái đận thâu băng những “ông buôn” “lặn” một hơi mất tăm chẳng đưa cho ông dù một đồng.

Chỉ biết, sau lần ấy, mỗi lần vác nhị ra khỏi nhà ông hay ‘bắt gặp” giọng xẩm của mình đang ủ ê, chậm chạp đưa linh văng vẳng… Mỗi lần như thế, ông lại tự an ủi: ít ra khi chết đi thì tiếng hát xẩm của mình vẫn còn ở lại với đời…


Vợ "mổ bụng" không có tiền đành... để vậy!



Những tưởng cuộc đời ông hát xẩm mù cứ thế cô độc trôi đi buồn bã như bài xẩm mà anh thường hát thì đột ngột cuối năm 1999 người làng ông thấy ông… lấy vợ. Vợ ông người Can Lộc, mắt sáng, cha mẹ mất sớm, đói khổ lần vào Nam kiếm sống, không ở được mang theo hai đứa con bỏ về quê.



Gặp nhau giữa buổi chợ chiều thế là đưa nhau về “nhà” ông sinh sống. Những tưởng lấy được người vợ sáng mắt, tấm thân mù loà sẽ có chỗ cậy nhờ thì ai ngờ, ít năm sau vợ ông “đổ bệnh” nào là suy thận, viêm gan, đường ruột… Gia đình ông hiện giờ tất thảy có 6 người. Đứa cả 14 tuổi đã bỏ học đi làm “ô - sin”, đứa thứ 12 tuổi cũng bỏ học, èo oặt cùng hai em một lên bốn, một lên hai sống chung với vợ chồng ông trong ngôi lều rách nát, ẩm mốc.

Đem tiếng hát an ủi người đời - Ai an ủi nghệ sĩ
Đem tiếng hát an ủi người đời - Ai an ủi nghệ sĩ?


Ông bảo với chúng tôi: Không biết kiếp trước thế nào mà trời lại đày ông mạt đến thế, đã lấy đi đôi mắt của ông còn “se duyên” cho ông đến tận cùng khốn nạn… Dăm năm trở lại đây, ông phải lê thân nhiều hơn ở khắp các ngõ chợ, cất tiếng thê lương cho người đời và cho chính cuộc đời ông, để rồi ngả nón cho kẻ chợ vứt vào dăm đồng tiền lẻ về nuôi vợ, nuôi con… Đôi mắt mù của ông vì thế dường như nổi gồ lên hơn trước.



Trong ngôi nhà trống hơ, trống hoác, tài sản không có gì đáng giá ngoài chiếc giường đôi bằng gỗ cũ kỹ mà chị Võ Thị Tịnh (vợ) đang nằm “ruột để ngoài da” theo đúng nghĩa đen. Người đàn bà bạc phận nén cơn đau, ngóc đầu dậy cho biết: Tôi “mổ bụng” đã cách đây 9 tháng, bác sĩ bảo sau 3 tháng thì đến viện để mổ tiếp và khâu lại. Nhưng vì không có tiền nên đành… để vậy!


Vợ người nghệ sỹ mù với cái bụng mở tung
Vợ người nghệ sỹ mù với cái bụng mở tung

Tất thảy cơm áo, thuốc thang hàng ngày của cả nhà trong nhà đều trông chờ vào anh xẩm mù. Thế nhưng, đôi chân của người đàn ông mù loà gần 50 tuổi giờ đã mỏi gối, mỗi lần đi hát ông phải thuê xe ôm chở đi thế nên tiền kiếm sống cũng chẳng đáng là bao.


Trao đổi với ông chủ tịch xã thì được biết thi thoảng xã cũng phải xuống hỗ trợ bằng gạo cho gia đình họ, những nếu tình hình này kéo dài mãi thì cũng “gay go” vì đời sống của người dân địa phương còn rất khó khăn…

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và người hát xẩm rong cuối cùng của đất Nghệ Tĩnh sẽ còn dài nếu như gã không phải làm cái công việc mà kể ra nghe có vẻ rất… bất hợp lý đối với một người mù: đút cháo cho vợ.


Chúng tôi khẽ khàng chia tay gã, để gã làm cái công việc thường nhật hàng ngày: giành giật mạng sống của vợ với thần chết. Sương đêm cuối đông đã bắt đầu nặng hạt, những giọt sương mặn chát rơi dài trên bãi hoang, rét đến se sắt cõi lòng! Tôi thảng thốt ngoái đầu nhìn lại… Không biết cái gia đình trơ trọi trên bãi cát hoang kia, cái gia đình lắm thiệt thòi, nhiều bất hạnh của anh xẩm mù tài hoa nổi tiếng ấy liệu có chống chọi nổi với bệnh tật, cái ăn và mùa đông giá rét?! 

Bài, ảnh: Mai Hoàng - Trần Long

VIDEO BÀI HÁT PHỤ TỬ TÌNH THÂM:




Blog TTL xin cảm ơn!



XEM THÊM


Mời bạn tham khảo các bài viết hay khác cùng chủ đề chuyện hay có trên Blog TTL:

  1. Bí quyết thành công (quy tắc Tôn Tử Binh Pháp)
  2. Câu nói hay thay đổi cuộc đời (danh sách 102 câu nói hay)
  3. Vì sao người khoan dung độ lượng thành công
  4. Nghệ sĩ mù (người hát bài hát phụ tử tình thâm nỗi tiếng)
  5. Thư cha gửi con (một bức thư của người cha gửi cho con)
  6. Bài học sống (Rất ý nghĩa)
  7. Vì sao người lương thiện hay trắc trở
  8. Câu đố mẹo (rất hay)
  9. Kinh Phật Giáo (những lời Phật thuyết giảng, tiếng Việt rất hay, bạn có thể cảm nhận tình yêu và trí huệ của ngài)
  10. Mưu sâu họa càng sâu (truyện tranh đã biếng Trung Quốc xâm lăng)
  11. Lý do bạn chưa giàu (có thể xem lại mình)
  12. Hình ảnh cảm động lòng người
  13. Hình ảnh người Việt xưa
  14. Hình phụ nữ đẹp
  15. Truyện tranh trạng quỷnh (thư giản rất hay)

Thân ái!

Blogspot

Chuyện kể về người nghệ sĩ mù kéo nhị Hát nhạc đám ma Phụ Tử Tình Thâm

Chuyện kể về người nghệ sĩ mù kéo nhị Hát nhạc đám ma Phụ Tử Tình Thâm

Bạn đang xem Chuyện kể về người nghệ sĩ mù kéo nhị Hát nhạc đám ma Phụ Tử Tình Thâm tại Blog Trần Tứ Liêm Đừng quên nhấn LIKE Chia Sẻ nếu bài viết có ích !




Hãy like hoặc chia sẽ

Mình thích viết Blog, tìm hiểu Tử Vi, Phong Thủy, Kiến Trúc, nghiên cứu Lịch vạn niên, đọc sách tùm lum, hay chia sẽ kiến thức.

QUẢNG CÁO

đặc sản

BẢN ĐỒ BLOG

Xem tử vi 2024

xem tử vi năm 2024

Xem nhiều nhất

Bài viết mới nhất

Bài viết theo thời gian

SƠ ĐỒ BLOG

Bài Nỗi Bật

Tin mới nhất - VnExpress RSS

Blog Bi Bon

Bách Cát Shop

Kho Hàng Giá Sỉ

Dịch Vụ Sửa Nhà

Thảo Mộc Thái Phong

Đặc Sản Shop

Shop Bi Bon

Tổng số lượt xem trang