PHONG THỦY LUẬN BÀI 10 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.

( Tiếp theo ).

MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.

1/ BÀN VỀ ĐỊA VẬN VÀ NHẬP TÙ.


PHONG THỦY LUẬN BÀI 11 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.


( Những tài liệu ở đây do dienbatn sưu tầm và tổng hợp- Vì quá nhiều nguồn nên dienbatn không ghi nguồn - Xin cảm ơn các tác giả - dienbatn )

3/ Bàn về quẻ Tam ban.
Quẻ nối liền nhau được hình thành trên cơ sở hai cung Sơn và hướng hợp thành 10 gọi là quẻ Tam ban.Hai cung cùng nhau sinh thành như Nhất và Lục  , Nhị và Thất , Tam và Bát, Tứ và Cửu, Ngũ và Thập là các số Thiên tiên bát quái sinh thành. Hai cung cùng nhau hợp thành 10 như Khảm nhất - Ly cửu; Khôn nhị - Cấn bát;Chất Tam - Đoài thất ; Tốn tứ - Càn lục; là các cung đối nhau của Hậu thiên bát quái. Các cung hợp nhau thành 10 tức là 2 khí thông nhau. Trên cơ sở này sinh ra 2 quẻ là loại quẻ " Tam ban liền số " và một loại quẻ " Tam ban phụ mẫu ".
* Quẻ Tam ban liền số có 9 loại : 1-2-3; 2-3-4; 3-4-5; 4-5-6; 5-6-7; 6-7-8; 7-8-9; 8-9-1; 9-1-2.
Các loại quẻ Tam ban này thích hợp dùng với hai loại Linh thần và Chính thần. 
Thí dụ: Vận 1, sơn Tý hướng Ngọ. Vì là vận 1 nên Chính thần ở tại cung Khảm 1 còn Linh thần ở tại cung đối chiếu qua Trung-cung là cung Ly 9. Nơi cung tọa là cung Khảm (Tý nằm trong cung Khảm) có phi tinh của Tọa và Hướng là 2 (Nhị-hắc) và 9 (Cửu-tử) trong khi ở cung hướng là cung Ly (Ngọ nằm trong cung Ly) có phi tinh là 1 (Nhất-bạch) và 1 (Nhất-bạch). Bốn phi tinh ở 2 cung tọa và hướng hợp thành quẻ Tam ban quái là Cửu Nhất Nhị (9, 1, 2). Quẻ Tam ban này có thể thông khí 3 vận Cửu, Nhất và Nhị. Một vận vượng thì 2 vận kia đều vượng. 

* Quẻ Tam ban phụ mẫu như : 1-4-7 ; 2-5-8 ; 3-6-9 ; Các loại quẻ Tam ban này lấy sự sinh thành của Sơn và Hướng làm cơ sở , bao hàm hợp thành 10 trong đó.    Phụ mẩu Tam ban quái là các bộ 3 số cách khoảng nhau là 3: Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát hay Tam Lục Cửu. Khi các cung Ly với Càn Chấn, Khảm với Tốn Ðoài đều có Phụ mẫu Tam ban quái tới thì gọi là đồng liệt. Như Hướng ở cung Ly có Nhất-bạch, ở cung Càn có Tứ-lục và ở cung Chấn có Thất-xích chứ không phải ở mổi cung Ly, Càn, Chấn đều phải có Vận, Tọa và Hướng tạo thành Phụ mẫu Tam ban quái làm thông khí trong cả Tam Nguyên Cửu Vận. Loại quẻ này lấy hợp số sinh thành của tọa và hướng của các cung Ly và Khảm làm cơ sở. Như Nhất Tứ Thất là khí của vận 1, 4 và 7 thông nhau nên đương vận có thể rút mượn khí của 2 vận kia để dùng trước... 

Sau đây là giảng giải rỏ hơn về Phụ mẫu Tam ban quái: 
Cung Càn là Thiên-môn, cung Tốn là Ðịa-hộ là 2 cung quan trọng trong phép đả kiếp. Trong trường hợp vượng tinh đáo hướng: 
a)     Phi tinh ở cung Càn và cung Ly tương hợp với cung Chấn thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là chân đả kiếp. Tức là chân hợp thì tự phát vì lệnh tinh ở đầu hướng. 
b)     Phi tinh ở cung Tốn và cung Khảm tương hợp với cung Ðoài thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là giả đả kiếp. Tức là giả hợp. 
Số ở Trung-cung là số sinh (còn gọi là số lập cực), trong khi số thành là: 
a)     số ở cung Khảm trong các vận 1, 2, 3, 4 và 
b)     số ở cung Ly trong các vận 6, 7, 8, 9. 
Hợp số sinh thành là số sinh hợp với số thành tạo thành một trong các cặp sau đây: 
a)     Nhất Lục (cùng họ), 
b)     Nhị Thất (đồng đạo), 
c)     Tam Bát (bạn bè), 
d)     Tứ Cửu (bằng hửu), 
Ðây còn gọi là các cặp số đồng một khí vì là “cùng họ” hoặc “đồng đạo” hoặc “bạn bè” hoặc “bằng hửu” nên hợp nhau. Các cặp số này là các cặp số sao của các chòm sao của 4 hướng của Hà-đồ. 
Sau đây là những phân tích từ thấp đến cao về phép này: 
1.     Bất cứ ở vận nào, số của Vận ở Trung-cung đều hợp với cung Ly hay cung Khảm thành cặp số có cùng một khí vì Vận-bàn được bày bố theo chiều thuận của Lường-Thiên-Xích. Cho nên số sinh thành của tiên thiên bát quái là số của Trung cung hợp với cung Khảm hoặc với cung Ly. 
2.     Nếu số ở Hướng (hay Tọa) của Trung-cung có thể hợp với số ở Hướng (hay Tọa) của cung Ly và Tọa (hay Hướng) ở Trung-cung có thể hợp với Tọa (hay Hướng) của cung Khảm cùng một lúc thì 3 cung hợp thành số của Tiên-thiên Bát-quái. Như vậy tọa và hướng cùng thông khí với Trung-cung. Trường hợp tổng số của Hướng (hay Tọa) ở cung hướng, cung tọa hay Trung-cung là 10 (hợp thập) cũng được coi là thông khí giửa các cung này. 
3.     Khí của quẻ trước, giửa và sau liên thông nhau sẻ xuất hiện sự liên thông khí của Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên nên các nguyên đều dùng được. Như những cuộc mà ở cung hướng có các sao ở Tọa và Hướng là Nhất + Nhất có thể dùng để thông khí của vận 4 và 7, tức là hợp thành quẻ Tam ban Nhất Tứ Thất. Nhị + Nhị có thể dùng để thông khí của các vận 5 và 8 tức là hợp thành quẻ Tam ban Nhị Ngủ Bát... 
4.     Muốn biết ba loại quẻ Phụ Mẫu Tam ban là Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát, Tam Lục Cửu xuất hiện ở các cung vị nào thì phải xem cung có song tinh đáo hướng. Nếu song tinh đáo hướng xuất hiện ở cung Ly 9 tức là Cửu, là vận 9 Hạ-nguyên nên nguyên và vận mà nó đối ứng là vận 3 Thượng-nguyên (cung Chấn) và vận 6 Trung-nguyên (cung Càn). Tức là Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Như vậy: 
a.     Khảm 1 hay Tốn 4 hay Ðoài 7 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Khảm Tốn Ðoài. Còn gọi là Khảm cung đả kiếp. 
b.     Khôn 2 hay Trung-cung 5 hay Cấn 8 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Khôn Trung-cung Cấn. Còn gọi là Khôn Cấn đả kiếp hay Tam-ban xảo quái. 
c.     Chấn 3 hay Càn 6 hay Ly 9 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Còn gọi là Ly cung đả kiếp. 
Ngoài ra còn có trường hợp toàn cuộc hợp thành quẻ Phụ Mẫu Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng của mổi cung hợp nhau lại thành Phụ Mẫu Tam ban quái. Trường hợp này không cần điều kiện song tinh đáo hướng. Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng Khôn. 
5.     Trong cách tuyễn chọn hướng thì sau đây là các cách tuyễn chọn có công dụng tốt từ cao xuống thấp: 
a)     Phụ Mẫu Tam-ban xảo quái: có thể thông khí cả 3 nguyên nên có được tốt lành lâu đời, phồn vinh, hưng thịnh mà không bị giới hạn Thướng Sơn Há Thủy. Nếu có thể đảo ngược cách kỵ long thì càng tuyệt diệu. 
b)     Toàn cuộc hợp thập. 
c)     Phụ Mẫu Ly cung đả kiếp. 
d)     Vượng sơn vượng hướng (Ðáo sơn đáo hướng) có 2 cung Thành-môn. 
e)     Vượng sơn vượng hướng. 
f)     Phụ Mẫu Khảm cung đả kiếp. 
g)     2 cung Thành-môn. 

I/ Từ vận 1 đến vận 9 , bất cứ sao nào nhập vào trung cung đều hình thành với Khảm hoặc Ly một số sinh thành Tiên thiên bát quái . Nhất nhập trung cung hợp với Khảm thành Nhất - Lục, Nhị nhập trung cung hợp với Khảm thành Nhị - Thất , Tam nhập trung cung hợp với Khảm thành Tam - Bát, Tứ nhập trung cung hợp với Khảm thành Tứ - Cửu , Lục nhập trung cung hợp với Ly thành Lục - Nhất Thất nhập trung cung hợp với Ly thành Thất - Nhị , Bát nhập trung cung hợp với Ly thành Bát - Tam , Cửu nhập trung cung hợp với Ly thành Cửu - Tứ. Do vậy số sinh thành của Thiên tiên bát quái phải là cung chính giữa với cung Khảm hoặc cung chính giữa với cung Ly cùng hợp với nhau. 
II/ Nếu cung chính giữa hợp với cung Khảm lại hợp với cung Ly , 3 cung hợp lại thành số Tiên thiên bát quái thì Sơn và Hướng nhất quán với khí quẻ của trung cung , cùng thông Khí trước sau. .
III/ Sự liên thông Khí của quẻ trước, quẻ giữa và quẻ sau sẽ xuất hiện việc liên thông Khí của Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên , do đó các Nguyên đều dùng được. 
IV/ Ba loại quẻ Tam ban 1-4-7; 2-5-8, 3-6-9 gọi là quẻ Tam ban xảo số. Ba sao nói trên ( 1-4-7; 2-5-8, 3-6-9 ) đóng cùng một cung giống như một chuỗi ngọc đính liền nhau nên người ta gọi là " Tam châu liên thành cách " , tạo thành cách tốt đẹp , rực rợ. 
Trong trạch bàn mà cung nào tam thông như vậy gọi là quẻ Tam ban xảo số.
Tam ban xảo số ở cung nào thì cung đó đại cát. Tam ban xảo số toàn bàn thì toàn bàn đại cát.
Trong 1944 cục của Huyền không phi tinh chỉ có 16 cục có Tam ban xảo số toàn bàn . Tam ban xảo số toàn bàn đẹp hơn rất nhiều cục Cung Ly đả kiếp và cục cung Khảm đả kiếp .
Theo sắp xếp của Huyền không học như sau :
1/ Tam ban xảo số . ( Đẹp gấp 3 mục 2 )
2/ Đáo Sơn đáo Hướng. ( Đẹp gấp 2 mục 3 ).
3/ Ly cung đả kiếp và Khảm cung đả kiếp .
Ví dụ : Nhà tọa Sửu - Hướng Mùi vận 6.



Nhà này được Tam ban xảo số toàn bàn.
5-8-2; 1-4-7; 3-6-9; 4-7-1; 6-9-3; 8-2-5; 9-3-6 ; 2-5-8; 7-1-4.
Nhà này đa cát tiểu hung.

PHONG THỦY LUẬN BÀI 13 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .


Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.
MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.
6/ KHỞI THẾ QUÁI.



PHONG THỦY LUẬN BÀI 12 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN.


Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.4/ 16 CÁCH CỤC HUYỀN KHÔNG.

( Trần Mạnh Linh ).


PHONG THỦY LUẬN BÀI 20 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 3 : KHẢO QUA MÔN CẢM XẠ PHONG THỦY.1/ CÁC BƯỚC CẦN THIẾT KHI HỌC CẢM XẠ.


a/ Rung động - Thư giãn.
b/ Nâng Khí - Gọi màu.


 

A/ TRUNG TÂM LUÂN XA.
1/ ĐỊNH NGHĨA .
Trong tiếng Phạn, CHAKRA ( Luân xa ) có nghĩa là bánh xe hoặc cái đĩa quay. Luân xa là những trung tâm truyền tải năng lượng . Người  ta dễ dàng thấy được luân xa trên bề mặt thể hào quang đôi : Chúng như những đám rối quay cuồng. Các luân xa có liên quan đến một số trung tâm nội tạng trong thể khí chất, nhưng trung tâm hào quang năng lượng không ở bên trong cơ thể con người , mà ở trên bề mặt thể hào quang đôi ( cách khoảng 6 mm bên ngoài chu vi bề mặt thể khí chất ).

2/ THỂ HÀO QUANG ĐÔI .
Thể này rất quan trọng vì nó có vai trò trung gian giữa thể khí chất và trường cảm xúc . Ngoài ra nó còn giúp cho chúng ta nhận biết ngoại giới nhờ hệ thần kinh. Thể hào quang có nhiều đặc tính quan trọng phụ thuộc vào sự hoạt động nhịp nhàng của các luân xa. Thể chất được xây dựng hoàn toàn trên khuôn mẫu của thể hào quang . Lúc này , các dây thần kinh chính là bản sao của các kênh truyền tải năng lượng của thể hào quang .

3/ BẢY LUÂN XA CĂN BẢN.



Có 7 luân xa căn bản và 21 trung tâm nhỏ hơn . Đó là những trung tâm có chứa năng lượng hào quang, khu trú tại nhiều khu vực khác nhau của cơ thể , đều có gốc là cột sống lưng , trừ luân xa xương trán ở trên đỉnh đầu. 
Bảy luân xa được phân bố như sau :
*/ Vùng bộ phận sinh dục.
* Vùng rốn.
* Vùng thượng vị.
* Vùng ngực.
* Vùng cổ họng. * Ở giữa lông mày.
* Đỉnh đầu.
Bảy trung tâm luân xa này liên hệ với 7 màu và cũng ứng với 7 bông hoa có số cánh khác nhau. Chính nhờ các luân xa này mà các dòng năng lượng mới đi vào thể khí chất , góp phần tạo nên thể hào quang đôi. Thể này được nuôi dưỡng chủ yếu nhờ sinh khí " PRA^NA "  do các trung tâm truyền tải đến.
Luân xa có thể quay với nhiều tốc độ nhanh chậm khác nhau. Cánh luân xa tỏa ra một luồng ánh sáng rực rỡ , truyền tải một năng lượng cực mạnh, tạo cơ sở cho nhiều khả năng mới phát triển. Đối với người bình thường, luân xa tỏa ra ánh sáng lờ mờ. Đối với những người đã luyện tập thì luân xa phát ra những tia ánh sáng chói lòa , đường kính của hào quang tăng dần từ 5-15 cm. 

4/ CON RẮN LỬA KUNDALINI.
( Xem hình trên ).
Năng lượng này hoàn toàn giống như nguồn lửa cuồn cuộn khắp cơ thể sau khi dùng ý chí đánh thức nó. Lộ trình nó chạy khắp cơ thể là một hình xoắn ốc . Với người bình thường, năng lượng này ở yên dưới cột sống , vì vậy trong suốt cuộc đời, người ta không hề biết đến sự hiện hữu của nó. Khi con người chưa phát triển về tinh thần, ý chí chưa đủ mạnh , tư tưởng không trong sáng thì không nên đánh thức rắn lửa KUNDALINI vì sẽ tạo ra nhiều nguy hiểm như xé nát các mô, hủy hoại đời sống thể chất , gây thương tổn các luân xa. Đánh thức rắn lửa KUNDALINI quá sớm thường có kết quả xấu. Thay vì nâng cao đời sống tinh thần , nó làm cho con người xa đọa, kích thích đam mê thấp hèn, có thể dẫn đến điên cuồng. Năng lực này thực sự là một hiện thực nguy hiểm mà ta không nên đụng đến nó. Đối với sự phát triển tâm linh, chức năng chính của năng lực này chỉ đạo các luân xa, làm cho các trung tâm ấy hăng hái hơn và được dùng như một cửa liên kết giữa thể chất khí và phần hồn. Một ngày nào đó , mọi người đều triển khai được năng lực này , nhưng rất nhiều người không thể nào có được năng lực ấy trong kiếp hóa thân hiện nay nếu ngày đầu tiên đã muốn chiếm hữu năng lượng ấy cho riêng mình.

5/ THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN.
A/ 5 trạng tái tinh thần cần vượt qua.
* Nhận thức được cơ thể vật chất và chuẩn bị tinh thần để bước vào luyện tập, ý niệm về đặc tính tích cực của 7 khu vực liên quan đến 7 màu sắc và 7 âm thanh.
* Tình trạng bất định và hỗ độn tiềm ẩn  trong con người được thể hiện bởi cảm xúc: Những lo âu, những suy nghĩ cũng như bệnh tật đã lần lượt qua rồi trở lại như một cuốn phim quay ngược. Đây còn gọi là thời gian bộc lộ các ẩn dấu tồn tích bên trong bấy lâu.
* Tình trạng ổn định : Những lo âu, buồn phiền, đau đớn dần tan đi , cơ thể dần dần trở lại quân bình.
* Thống nhất mục tiêu : Cơ thể càng lúc càng có những rung động thống nhất và điều hòa, chuẩn bị tiếp nhận những năng lượng từ thiên nhiên: Năng lượng từ lòng đất , từ vũ trụ , từ thực vật.
* Tự chủ : Sự hòa nhập với rung động từ vũ trụ , cơ thể trở nên nhẹ nhàng , có thể kiểm soát được các biến động của thất tình lục dục. 
Trong lúc nghiên cứu , mức độ của trạng thái tinh thần của mình có thể xác định để sẵn sàng cho việc bắt đầu khảo cứu thực sự về luyện tập. Nếu còn ở giai đoạn đầu thì ta chưa cần đề cập đến con đường hợp nhất , mà chủ yếu là phải làm sao nhận rõ mình.

B/ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ.
Giai đoạn chuẩn bị cho rung động thư giãn có 3 điểm chính cần phải tuân thủ : 
1/ Thư giãn và nâng khí sắc màu :
Khởi đầu có thể ngồi trên ghế hay nằm thoải mái trên giường . Lắng nghe tiếng nhạc tại bài 19. Trong lúc thư giãn , cố tránh không để ngủ gật vì như vậy bạn mới có thể ở trong trạng thái nửa thức nửa ngủ.Dần dần với sự luyện tập  đều đặn bạn sẽ không bị ngủ gục nữa. Đó là bạn đã kiểm soát được cơ thể trong lúc thư giãn.
Việc phục hồi sau khi thư giãn là giây phút quan trọng. Bằng sự tư giãn , bạn đã tác động một số thay đổi trên hệ thần kinh sinh lý. Cần phải thực hiện việc phục hồi này một cách tốt nhất. Hãy thực hiện từ từ. Lúc đầu có thể việc thư giãn của bạn chưa sâu , bạn muốn mở mắt nhanh sau bài tập này. Nhưng với thời gian , bạn sẽ nhận ra sự tốt đẹp và mong muốn kéo dài thêm khoảng khắc thư giãn này. Lúc đó sự phục hồi cần được thực hiện hoàn hảo. Việc phục hồi là một phần quan trọng của bài tập . Thở sâu, bít các đầu mối của cơ thể bạn . Vươn vai thật lâu và dùng thời gian để mở mắt . Thản nhiên nhìn quanh bạn . Thấy lại khung cảnh, màu sắc của không gian bạn ghi nhận trước khi khởi sự bài tập. Cần phải biết cách thoát ra khỏi một thời gian thư giãn.
2/ Sự tẩy rửa năng lượng xấu hay bài tập thác nước.
Đây chỉ là một bài tập nhẹ nhàng nhưng chúng ta cần phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt, nhiều vần đề tiêu cực xảy ra làm cho năng lượng bao quanh cơ thể chúng ta bị lu mờ . Thể khí ( thể hào quang bao quanh chúng ta ) là nơi tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài đưa vào và đồng thời cũng là trạm phát thông tin đi khắp nơi . Muốn làm tốt hai việc đó, thì tạm thu và phát đó phải luôn được trong sáng.
Cách thực hiện : Bạn đứng thẳng và thực hiện việc nâng khí sắc màu từ màu đỏ lan dần đến màu chàm . Từ điểm cao nhất của màu chàm , bạn tưởng tượng có một thác nước chảy ra từ đó hay có một bông sen cực lớn chảy từ đầu đến chân. Nước tràn ngập đều bạn , vai, ngực , lưng , chảy dọc theo đùi bạn và đưa những năng lượng xấu, những cảm xúc xấy chảy vào lòng đất. Bạn hãy tập bài này từ tứ , không nên vội vàng. Chỉ cần tập bài này vài lần là bạn sẽ cảm thấy thoải mái , thư giãn cả thể xác và tâm hồn.
3/ Giao phó tất cả cho tự nhiên, cho sức mạnh tàng ẩn trong vũ trụ.
Đây là ý nghĩa tôn trọng mọi hình thức của cuộc sống. Nhận ra mọi cái đều tùy thuộc vào vũ trụ , nhận ra vũ trụ không phải là một mớ hỗn độn mà nó được chi phối bở những quy luật chặt chẽ và không có gì xảy ra ngẫu nhiên cả. Ta cần loại bỏ những nguyên nhân gây xáo trộn tinh thần như bất công, ganh tị , giận hời , thiếu kiên nhẫn ...Những điều trên thật sự cần thiết chi giai đoạn chuẩn bị cho sự rung động thư giãn 

C/ LUYỆN TẬP RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN.
 Giai đoạn 1 : RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN CÓ Ý THỨC.
Đối với người mới tập, việc rung động thư giãn chưa làm quen được, do vậy bạn cố tình tạo ra sự rung động theo từng khu vực. Rung động nhẹ nhàng chứ không phải lắc.
1/ Rung động khu vực ứng với vùng sinh dục ( Luân xa 1 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng sinh dục, nghĩ đến màu đỏ và ý chí mạnh mẽ , đấu tranh.
2/ Rung động khu vực ứng với vùng rốn ( Luân xa 2 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng rốn, nghĩ đến màu vàng , sự lạc quan , yêu đời , tình cảm sâu đậm.
3/ Rung động khu vực tương ứng với vùng thượng vị ( Luân xa 3 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng thượng vị , nghĩ đến màu cam, sự can đảm.
4/ Rung động khu vực ứng với vùng ngực ( Luân xa 4 ) .
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng ngực , nghĩ đến màu xanh lá cây , chia sẽ với mọi người , tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm.
5/ Rung động khu vực ứng với vùng cổ họng ( Luân xa 5 ) 
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng cổ họng, nghĩ đến màu tím , biểu lộ tâm ý, nhập định,
6/ Rung động khu vực ứng với vùng đầu não ( Luân xa 6 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng đầu não , nghĩ đến màu xanh da trời , lòng khoan dung , độ lượng, yêu thương mọi người.
7/ Rung động khu vực ứng với vùng đỉnh đầu ( Luân xa 7 ).
Rung động nhẹ nhàng khu vực ứng với vùng đỉnh đầu , nghĩ đến màu chàm , sự tiếp nhân và hòa đồng năng lượng vụ trụ.
Lưu ý : Bước đầu chưa quen có thể bạn bị mệt mỏi , ngượng ngịu nhưng chỉ vài buổi sau là sẽ thuần thục,
Giai đoạn 2 : RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN CHUYỂN SANG DẠNG SÓNG.
Rung động từng khu vực bây giờ chuyển sang dạng sóng nhất định , tùy theo từng khu vực mà nó có thể chuyển động theo dạng sóng ngang, dọc, ngược hau xuôi theo chiều kim đồng hồ. Khi tập đến đây , bạn cần ghi chép cẩn thận từng dạng sóng và theo dõi sự lập đi lập lại của mỗi lần luyện tập để tìm dạng sóng không thay đổi cho từng cá nhân từ nay về sau.
Giai đoạn 3 : RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN VÔ THỨC.
Rung động thư giãn vô thức không phải là điều khó , chỉ cần luyện tập thường xuyên trong khoảng 2 tuần . Trong lúc các bạn rung động dạng sóng , thì đột nhiên nó ngừng lại, ta vẫn chú ý đến nó. Đột nhiên khu vực mà bạn đang cho ngừng rung động bỗng có những rung động theo một dạng sóng không giống như rung động lúc ban đầu. Sau một thời gian luyện tập khi bạn đang làm việc hay khi ngủ , bạn vẫn thấy một sự rung động nhẹ nhàng ở trong một vùng của cơ thể . Bạn cứ để yên và một lúc nào đó nó sẽ ngừng . Đó là sự rung động nhằm tái tạo lại cân bằng trong cơ thể . Đó chính là rung động thư giãn vô thức.

( Viết theo tài liệu của Dư Quang Châu - 8/8 Khu phố 3 . Phường Bửu long - TP. Biện hòa - Tel : 061. 827740. )

Phần bổ xung : BÀI TẬP CỦA ĐẠO TRÀNG DPLHVV TẬP MỞ LUÂN XA VÀ KHAI LỤC THÔNG.

1/ VẬN CHUYỂN THÂN PHÁP.
( Kiết ấn Đại bi ).
Phụng thỉnh Phật Kim Cang,
Bát bộ vận chuyển.
Chuyển vận toàn pháp linh linh.
Tâm hiển minh kinh khai tốc.
Sức hoá hiện.
Bát nhã ba la mật đa.
Đệ đát diệt đa.
Án đọc rị , đĩa rị, thất rị.
Thú rô tri lật tri, phá đế ta ha.
Kim Cang Bát nhã ba la mật đa.
Tâm mật đệ đát diệt tha.
Kim Cang Bát nhã ba la mật đa.
Án Hôlô Sari- Hô lô Sa đệ.
Mục đế ta phật sa đệ ta ha.

2/ NGŨ HÀNH CƯƠNG KHÍ.
Ngũ hành cương khí,
Kim mộc thủy hoả thổ.
Chuyển thông.
Om Mani padmê hùm
Nam mô adi đà.
Như Lai Phật Tổ giáng độ chứng minh.
Giải phá toàn thân,
Khai thông bá mạch,
Khí huyết lưu thông,
Tam hoa tụ đỉnh,
Ngũ khí triều nguyên.
Thân như ý,
Phản diệt Tà trừ bệnh tật,
Nam mô adi đà.
Như Lai Phật Tổ chứng minh.
Om Mani padmê hùm- Brum.

3/ PHÁP ĐỊNH TÂM.
Um Um vòng vòng già ra tâm
Ba ra án tác lệ đã di chi ni.
Nom rô chiết lệ ly du.
Đã hô rô , Hô rô, Kan rô.
Dù tà , ấn Lưu linh Đế Thích ta thăng pha.
An tâm rô định tỉnh ngũ tạng định thân khẩu ý.
Om Mani padmê hùm
Án Na đà Bồ đề Phật Tổ chứng minh.

4/ LƯU THÔNG HUYẾT MẠCH.
( Kiết ấn ngũ hành ).
Nam mô a di đà Như Lai Phật tổ chứng minh.
NU NA NI CÔN LY.
MA NE ONG LUNG, ONG XONG.
CHU MA Ô LAN, SÍT MO TO NA.

5/ PHẬT KHÍ CÔNG.
THOÁI LA TÍT RA,
MẶC CA RÂY
LA MÍT TẶT LÔ MÍT , CẠC SI SÊ.
MẠC MO RAY TỐT TÍT.
SAY RI PHU MI NA SÁT NÁT.

6/NỘI NGOẠI CÔNG.
Phật Tổ – Lục Tổ chứng minh.
A CA RÂY DANH MẮC.
A LĂNG PHĂNG MẮC MẮC.

( Ghi chú : Nội công có tác dụng sung nạp nguyên khí , tiếp thu các tia cực tím nuôi toàn thân. )

7/ MỞ KHẨU.
SI ỐP PRÂY – MI CA – MI MÍT.

8/ BÍCH CHI KHAI KHẨU.

ỐP LĂN THIẾP PHI MO TO RA – TI MI MÍT MÍT .
ỐP LĂN SĂN TI MI – MO CA RA MO BÍCH SÁT.
A LÍT BÍCH SÁT MÓT – MI CA MI MÍT.

9/ MỞ NHĨ.
SI ON RAY – MA NI- RA RÂY MÍT- MO NI PHÉP.

10/ KHAI NHĨ .
NAM MÔ A DI ĐÀ NHƯ LAI PHẬT TỔ CHỨNG MINH. ( 3 LẦN ).
Ô LA SA NI – TÉT TA RA MA GO RAY- MI TU Ô LA – Ô LA KHÔNG RAY – BỌ SA LÁT MÉT TÊ ( 3 LẦN ).

11/ KHAI LƯỠNG NHĨ.
SI ON SAY MA NI- RA RÂY MÍT MO NI PHÉP.

12/ MỞ MŨI.
ỐP MA SA SI ÂY – MO DI PHI MÍT HA.

13/ KHAI THÂN PHÁP.
ÚM LA LA.

14/ KHAI NHÃN TAM QUANG.

CÙ ON NÔ SI – MI ĐA MI CA SI.


15/ MỞ THẬP THÔNG
( Bắt ấn âm dương )
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang
Nhãn biên quang
Chú chi nhãn văn
Chú văn nhãn khai quang
Thần thông nhập nhãn
Tốc chi nhãn bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp )
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang
Nhĩ biên quang
Chú chi nhĩ văn
Chú văn nhĩ khai quang
Thần thông nhập nhĩ 
Tốc chi nhĩ  bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang
Tỷ biên quang
Chú chi tỷ văn
Chú văn tỷ khai quang
Thần thông nhập tỷ
Tốc chi tỷ  bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
 Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang 
Thiệt biên quang
Chú chi thiệtû văn
Chú văn  thiệt khai quang
Thần thông nhập thiệt
Tốc chi thiệt   bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
 Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang
Thân biên quang
Chú chi thân  văn
Chú văn  thân   khai quang
Thần thông nhập thân 
Tốc chi thân bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ). 
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang
Ý biên quang
Chú chi  ý  văn
Chú văn  ý   khai quang
Thần thông nhập  ý 
Tốc chi  ý bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang 
 Tha Tâm thông biên quang
Chú chi   Tha Tâm thông  văn
Chú văn  khai   Tha Tâm thông  quang
Thần thông nhập   Tha Tâm thông  
Tốc chi   Tha Tâm thông  văn bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang 
 Thần túc  thông biên quang
Chú chi   Thần túc  thông  văn
Chú văn  khai   Thần túc  thông  quang
Thần thông nhập   Thần túc  thông  
Tốc chi   Thần túc  thông  văn bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang
Túc mạng thông biên quang
Chú chi   túc mạng thông văn
Chú văn  túc mạng thông   khai quang 
Thần thông nhập  túc mạng thông 
Tốc chi   túc mạng  thông  văn bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
Thiên chi Thần quang
Địa chi Thần quang
Nhật Nguyệt Thần quang
Lâu tân thông biên quang
Chú chi   Lâu Tân thông   văn
Chú văn  Lâu Tân thông   khai quang 
Thần thông nhập  Lâu Tân thông 
Tốc chi   Lâu Tân thông  văn bàn
( Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh sắc nhiếp ).
Chú này dùng mở Thần thông, khai Thập thông, đọc lúc nào cũng được. Đọc lâu ngày người phát sáng.








Xin xem tiếp bài 21. dienbatn.


Blog Trần Tứ Liêm  theo Điện Bà Tây Ninh


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38 

PHONG THỦY LUẬN BÀI 19 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

Phần 3 : KHẢO QUA CẢM XẠ PHONG THỦY.


A/ Rung động thư giãn ( tiếp ).
Một số định nghĩa :

1/ THƯ GIÃN LÀ GÌ ? 
Thông thường ta nghe người ta nói : Tôi đã thư giãn, được thư giãn, nhưng ...thư giãn không chỉ là cảm giác bình an và bớt căng thẳng. Những khi bạn thức dậy vào buổi sáng , trước khi hoàn toàn có ý thức, bạn sẽ trải qua một vùng mờ mờ, êm ái mà thời gian xem ra không ảnh hưởng gì cả. Đôi khi các ý tưởng đến một cách tự nhiên mà không cần sự nỗ lực . Điều tương tự cũng xảy ra vào buổi chiều và ít ra là hai lần mội ngày bạn đi qua một vùng thức và ngủ được gọi là thư giãn. 
Học thư giãn là học cách thả lỏng toàn thân,  giữa trạng thái thức và trạng thái ngủ và giữ trạng thái đó trong một thời gian tùy thích . Chúng ta đi tìm trạng thái giữa thức và ngủ theo ý thích bất cứ lúc nào, trong bất cứ trường hợp nào , trong bất cứ tư thế nào : nằm, ngồi thậm chí cả khi đứng .

2/ Ý THỨC VỀ RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN.
Người ta thâm nhập vào rung động vô thức  sau khi vượt qua rung động ý thức. Trình độ rung động vô thức chỉ giới hạn lờ mờ giữa ngủ và thức. Các giới hạn ấy bao gồm một giai đoạn đặc biệt  mà khoa rung động thư giãn dùng trong một ý nghĩa tích cực , dựa vào căn bản các kỹ thuật của nó để củng cố các cấu trúc của ý thức .
Người không được tập luyện hàng ngày phải vượt qua hàng rào chia cách sự thức và ngủ tạo thành một khu vực nguy hiểm để các ảnh hưởng xấu xâm nhập.
Với rung động thư giãn , người ta khảo cứu các trình độ khác nhau của ý thức trong lúc thức , lúc ngủ và lúc hôn mê  và chấp nhận một giai đoạn trung gian : trình độ rung động vô thức hay còn gọi là rung động giới hạn,
Trong rung động vô thức , giấc ngủ không phải là một tình huống mà là một biểu hiện của ý thức để thực nghiệm hoạt động về tần số rung động của nó . Các tần số rung động của ý thức mang tính phổ quát , thích hợp cho tất cả loài người.

3/ CHÚNG TA NGHĨ THẾ NÀO VỀ RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN.
Rung động thư giãn không phải là một môn thể thao, càng không phải là một phương thuốc kỳ diệu , một hành động an nhàn hay một nới lánh nạn . Rung động thư giãn là một sự biến đổi đến tận gốc rễ, nghĩa là một việc làm nghiêm túc. 
Vì rung động thư giãn xuất phát từ tham thiền , nhập định : trước tiên nó là sự chuẩn bị trong những giai đoạn đầu , sau đó rung động thực sự với ba bước lần lượt là rung động thư giãn ý thức, rung động thư giãn vô thức và cuối cùng là rung động thư giãn siêu thức. 

CÁC BÀI TẬP VỀ KHAI MỞ LUẬN XA VÀ VÔ THỨC.
( Lưu ý khi tập phải có thày hướng dẫn ).




khai mo luan xa bt1-DIEU KHI QUA 7 LUAN XA-thien tinh

https://www.mediafire.com/listen/o70epqyj7j8za8b/vothuc1.mp3

https://www.mediafire.com/listen/p8ysqkg2yuijypx/vothuc1.2.mp3

https://www.mediafire.com/listen/32ijcv7fu7jdqpi/vothuc2.1.mp3

https://www.mediafire.com/listen/l6cm3g5ad1ujvb5/vothuc2.2.mp3






Đây là những bài tập rất cơ bản. Các bạn nên tìm thày hướng dẫn chu đáo sẽ đạt được nhiều thành công  trong môn Cảm xạ. Thân ái. dienbatn.
Xin theo dõi tiếp bài 20.


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

PHONG THỦY LUẬN BÀI 16 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.


8/ MỘT SỐ TÀI LIỆU CỦA CỤ TRITRI VỀ HUYỀN KHÔNG ĐÁNG CHÚ Ý.

( dienbatn giới thiệu và xin cảm ơn cụ TriTri ).

G/  Ngọc Liễn Kinh 24 hướng cửa cát hung.


H/ Môn Lâu Ngọc Liễn Kinh khởi Pháp.



Ngọc Liễn Đoài Trạch Khai Môn phóng thủy



Ngọc Liễn Khôn Trạch Khai Môn Phóng Thủy




Ngọc Liễn Ly Trạch Khai môn Phóng Thủy



Ngọc Liễn Tốn trạch Khai Môn Phóng Thủy




Ngọc Liễn Chấn Trạch Khai Môn phóng thủy.



Ngọc Liễn Cấn Trạch khai môn phóng thủy.




Ngọc Liễn Khảm Trạch khai Môn Phóng Thủy.






Ngọc Liễn Càn Trạch Khai Môn Phóng Thủy.




Xin xem tiếp bài 17 - dienbatn .


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh 


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh


1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

PHONG THỦY LUẬN BÀI 27 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.

II / MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH .
( Tài liệu này dienbatn sưu tầm và tổng hợp nên không ghi nguồn .)
II. NHỊ THẬP BÁT TÚ. ( Tiếp theo ).

PHONG THỦY LUẬN BÀI 25 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.



PHONG THUỶ LUẬN BÀI 14 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .


Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.


MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.

6/ TÀI LIỆU THAM KHẢO : 
NGHỆ THUẬT ĐIỂM THẦN SÁT .

( Tác giả Trần Mạnh Linh )

Căn cứ để an Thần sát :
1/ Xác định Tọa .( Phân kim) .
2/ Xác định Hướng ( Phân kim ) .
3/ Xác định Đại môn ( Phân kim ) .

I/ MÔN KHÍ CỬU CUNG ĐIỂM THẦN SÁT :
( Môn Lầu cửu cung điểm Thần sát ) .

PHONG THỦY LUẬN BÀI 28 Điện Bà Tây Ninh

By Trần Tứ Liêm on

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.

II / MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH .
( Tài liệu này dienbatn sưu tầm và tổng hợp nên không ghi nguồn .)

I/ Chu kỳ 12 năm của Tuế Tinh .
[Năm thứ I]: Năm Nhiếp Đề Cách
Tuế Âm (Thái Tuế) chuyển về phía trái và ở cung Dần. Tuế Tinh chuyển phía phải và đóng ở cung Sửu. Tháng Giêng vào buổi sáng, Tuế Tinh sẽ mọc ở phía Đông, nơi các chòm sao Đẩu và Khiên Ngưu, có tên là Giám Đức.
Sắc xanh và sáng. Nếu nó mọc sai chỗ và nếu nó mọc nơi chòm sao Liễu thì đầu năm đó sẽ mưa nhiều, cuối năm đó sẽ nắng nhiều.
Tuế Tinh mọc, tiến về phía Đông 12o. Sau 100 ngày dừng lại, rồi thoái. Thoái 8o. Sau 100 ngày lại tiến về phía Đông.
Trong một năm nó đi được 30o 7/16 và như vậy mỗi ngày di chuyển trung bình là 1/12o. Trong vòng 12 năm nó đi được một vòng trời. Bao giờ nó cũng mọc ở phía Đông lúc bình minh, và lặn về phía Tây lúc chập tối.
[Năm thứ 2]: Năm Đơn Ất
Tuế Âm ở Mão, Tuế Tinh ở Tí. Tháng Hai mọc phía Đông, buổi sáng, nơi chòm sao Vụ Nữ, Hư, Nguy. Có tên là Giáng Nhập. Nếu mọc không đúng chỗ, mà lại mọc nơi chòm sao Trương thì gọi là Giáng Nhập. năm đó nước lớn.
[Năm thứ 3]: Năm Chấp Từ
Tuế Âm ở Thìn. Tuế Tinh ở Hợi. Tháng Ba mọc buổi sáng nơi chòm sao Doanh Thất, Đông Bích, gọi là Thanh Chương. Ánh sáng rất xanh, rất sáng. Nếu nó mọc sai chỗ và mọc ở chòm sao Chẩn thì gọi là Thanh Chương. Năm đó đầu năm hạn hán, cuối năm nước to.
[Năm thứ 4]: Năm Hoang Lạc
Tuế Âm ở Tị, Tuế Tinh ở Hợi. Tháng Tư, sáng sớm mọc nơi chòm sao Khuê, Lâu, Vị, Mão, gọi là Biền Chủng. Có màu đỏ. Nếu nó mọc sai chỗ, không đúng cách, thì sẽ mọc nơi chòm sao Cang.
[Năm thứ 5]: Năm Đôn Tàng
Tuế Âm ở Ngọ, Tuế Tinh ở Dậu. Tháng Năm, mọc nơi chòm sao Vị, Mão, Tất, vào lúc buổi sáng, gọi là Khai Minh. Nó sáng rực. Không nên chinh chiến, vì chỉ lợi cho vương công mà không lợi cho tướng soái. Nếu mọc sai chỗ, không đúng cách, nó sẽ mọc nơi chòm sao Phòng. Năm đó thì đầu năm nắng nhiều, cuối năm nước lớn.
[Năm thứ 6]: Năm Hiệp Hiếp
Tuế Âm ở Mùi, Tuế Tinh ở Thân. Tháng Sáu, mọc ở chòm sao Chủy, Huề, Sâm; gọi là Trường Liệt. Sáng láng. Nếu mọc sai chỗ thì sẽ mọc nơi chòm sao Cơ.
[Năm thứ 7]: Năm Huân Than
Tuế Âm tại Thân, Tuế Tinh tại Mùi. Tháng Bảy, sáng sớm mọc nơi chòm sao Đông Tỉnh, Dư Quỉ; gọi là Thiên Âm. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Thiên Ngưu.
[Năm thứ 8]: Năm Tác Ngạc
Tuế Âm tại Mão, Tuế Tinh tại Ngọ. Tháng Tám, mọc nơi các chòm sao Liễu, Thất, Tinh, Trương; gọi là Vi Trường Vương. Nếu sáng lóe thành tia thì quốc gia tương ứng sẽ thịnh và sẽ được mùa lúa. Nếu nó mọc sai chỗ và mọc ở chòm sao Nguy thì gọi là Đại Chương, nắng nhiều nhưng thịnh vượng. Đàn bà chết nhiều, dân chết nhiều.
[Năm thứ 9]: Năm Yêm Mậu
Tuế Âm tại Tuất, Tuế Tinh tại Tỵ. Tháng Chín, Tuế Tinhmọc nơi chòm sao Dực, Chẩn; gọi là Thiên Huy, sáng và trắng. Nếu mọc sai chỗ sẽ mọc nơi chòm sao Đông Bích. Năm đó mưa nhiều, con gái chết nhiều.
[Năm thứ 10]: Năm Uyên Hiến
Tuế Âm tại Hợi, Tuế Tinh tại Thìn. Tháng Mười, Tuế Tinh mọc nơi chòm sao Giác, Cang; gọi là Đại Chương. Nếu sao sáng xanh và lấp lánh nhiều và nếu hiện ra vào lúc rạng đông thì gọi là Chính Bình. Nên xuất binh chinh phạt. Quốc gia tương ứng sẽ có và lấy được Thiên hạ. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Lâu.
<Trong nguyên bản thiếu năm thứ 11>
[Năm thứ 12]: Năm Xích Phấn Nhược
Tuế Âm ở Sửu, Tuế Tinh ở Dần. Tháng 12, ban sáng mọc ở chòm sao Vĩ, Cơ; gọi là Thiên Hạo, sắc sẫm và sáng. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Sâm.



II. QUAN SÁT SAO BẮC ĐẨU
Xem sao Bắc Đẩu buổi chiều khoảng 18 giờ sẽ biết dưới trần gian đang ở vào mùa nào. Thí dụ:
- Tháng 11 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tí.
- Tháng 12 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu.
- Tháng 1 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dần.
- Tháng 2 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, v.v.
Như vậy, sao Bắc Đẩu chính là đồng hồ để chỉ mùa, chỉ tháng quanh năm.
Sao Bắc Đẩu còn quay một vòng trong một ngày, như chiếc kim đồng hồ. Thí dụ: Lúc 18 giờ buổi chiều nào đó, ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, thì 6 giờ sau tức vào nửa đêm, ta sẽ thấy nó chỉ hướng Ngọ. Sáu giờ sau nữa (tức 6 giờ sáng ngày hôm sau), nó sẽ chỉ hướng Dậu. Suy ra thì 12 giờ trưa hôm sau nó sẽ chỉ hướng Tí, để rồi 18 giờ chiều lại chỉ hướng Mão, v.v.
Lê Quí Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ như sau:
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão (tháng 2), chính là tiết Xuân Phân, cho đến tiết Lập Hạ giữa tháng Tị (tháng 4) là lúc Thiếu Dương quân hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy sáng sủa, là đức của vua chúa.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tị (tháng 4), chính là tiết Tiểu Mãn, cho đến tiết Tiểu Thử vào giữa tháng Mùi (tháng 6) là lúc Thiếu Âm tướng hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy nóng dữ, là lúc tướng hỏa làm việc.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mùi (tháng 6), chính là tiết Đại Thử, cho đến tiết Bạch Lộ vào giữa tháng Dậu (tháng 8), là Thái Âm thấp thổ làm chủ khí, tiết trời lúc ấy mây mưa nhiều, khí ẩm thấp bốc lên.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dậu (tháng 8), chính là tiết Thu Phân, cho đến tiết Lập Đông vào giữa tháng Hợi (tháng 10), là lúc Dương minh táo kim làm chủ khí, tiết trời đến lúc ấy thì vạn vật đều khô ráo.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Hợi (tháng 10), chính là tiết Tiểu Tuyết, cho đến Đại Tuyết (vào giữa tháng 12) là Thái Dương hàn thủy làm chủ khí, lúc ấy tiết trời rét quá.
«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu (tháng 12), chính là tiết Đại Hàn, cho đến tiết Kinh Trập (vào giữa tháng 2) là lúc Quyết Âm phong mộc làm chủ khí, tiết trời lúc ấy gió nhiều. Ấy là mỗi tiết khí ở trong khoảng hơn 60 ngày, quanh khắp vòng trời, hết rồi lại quay lại.» 
Lê Quí Đôn tuy bàn về tiết khí nhưng chính cũng đã gián tiếp cho ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu có thể dùng để chỉ các tháng trong năm.

I. Tử Vi Viên 紫 微 垣



Tử Vi Viên tức là nội cung, nội tẩm, gồm 54 sao hay chòm sao. Ta thấy Thiên Hoàng Đại Đế 天 皇 大 帝 ngự ở ngôi Bắc Thần 北 辰. Có Câu Trần 勾 陳 làm cận vệ, có Đế Tọa 帝 座 (Thiên Đế Tinh: l’Étoile souveraine du ciel), có Thiên Sàng 天 床 (le Lit de justice céleste), có lọng che (Hoa Cái 華 蓋 và Giang 杠: le Baldaquin), lại có các Hậu Phi 后 妃 (les Reines), Thái Tử 太 子 (le Prince Impérial), các Thứ Tử 次 子 (les fils de concubine), các công chúa (Ngự Nữ 御 女: les filles impériales).
Điểm qua hàng phụ tá, ta thấy có:
- Tứ Phụ 四 輔 (les quatre Supports)
- Thượng Thư 尚 書 (le Secrétaire)
- Trụ Sử 柱 史 (Ngự sử: Censeurs)
- Đại Lý 大 理 (les Juges)
- Tam Sư 三 師 (les Trois Gouverneurs)
- Tam Công 三 公 (les Trois Conseillers)
- Tướng 相 (le Ministre)
- Tam Thai 三 台 (les Trois Éminences)
- Văn Xương 文 昌 (les Accomplis)
- Thái Tôn 太 尊 (les Grands Augustes)
- Thiên Ất 天 乙 (la Première du Ciel)
- Thái Ất 太 乙 (l’Archie première)
- Lục Giáp 六 甲 (les Six Chefs)
- Thái Dương Thủ 太 陽 守 (le Gardien resplendissant)
- Truyền Xá 傳 舍 (le Maître du Logis)
Ngoài ra còn có:
- Thiên Trù 天 廚 (la Cuisine céleste)
- Nội Trù 內 廚 (la Cuisine intérieure)
- Thiên Lao 天 牢 (la Prison céleste)
- Tả Khu 左 樞 (le Pivot droit)
- Hữu Khu 右 樞 (le Pivot gauche)
Và nhất là chiếc xe trời: Đế Xa 帝 車 gồm 7 vì sao Bắc Đẩu: (1) Khu Tinh (Tham Lang), (2) Tuyền Tinh (Cự Môn), (3) Kỵ Tinh (Lộc Tồn), (4) Quyền Tinh (Văn Khúc), (5) Hành Tinh (Liêm Trinh), (6) Khai Dương (Vũ Khúc), (7) Giao Quang (Phá Quân).



II. Thái Vi Viên 太 微 垣
Thái Vi Viên là chỗ Thượng Đế thiết triều. Ta thấy ở giữa có Ngũ Đế Tòa (la Siège Intérieur des cinq empereurs) chỗ ấy là ngai Thượng Đế (Hoàng Đế). Đàng sau ngai Đế Tòa, ta thấy:
- Thái Tử 太 子 (le Prince) và các cận vệ như:
     . Hạnh Quan 幸 官 (les Officieur du Bonneur)
     . Tòng Quan 從 官 (la Suite)
     . Hổ Bí 虎 賁 (Hổ Bôn: les Tigres rapides)
     . Thường Trần 常 陳 (l’Escouade perpétuelle)
     . Lang Tướng 郎 將 (le Commandant de la Garde)
     . Tam Thai 三 台 (les Trois Éminences)
     . Lang Vị 郎 位 (le Siège des Officiers)
Hai bên tả hữu phía trước ngai lại giàn ra hai hàng văn võ:
- Thượng Tướng 上 將 (Premier Général)
- Thứ Tướng 次 將 (Second Général)
- Thượng Tướng 上 相 (Premier Conseiller)
- Thứ Tướng 次 相 (Second Conseiller)
- Tả Chấp Pháp 左 執 法 (le Justicier de Gauche)
- Hữu Chấp Pháp 右 執 法 (le Justicier de Droite)
Nơi sân rồng ta thấy bức bình phong (Nội bình 內 屏) và sự hiện diện của:
- Cửu Khanh 九 卿 (les Neuf Nobles)
- Tam Công 三 公 (les Trois Conseillers auliqués)
- Chư Hầu 諸 侯 (les Qinq Officiers)
- Yết Giả 謁 者 (les Visiteurs)
Xa hơn nữa, ta thấy có cửa ‘Đoan Môn’ 端 門, toà ‘Minh Đường’ 明 堂, tòa ‘Linh Đài’ 靈 臺 cùng với bức tường ‘Trường Viên’ 長 垣 của triều đình Thiên Quốc.

Thái Vi Viên gồm 29 sao hay chòm sao. (Xem hình vẽ)



III. Nhị thập bát tú 二 十 八 宿
Người xưa gọi Nhị thập bát tú tức là 28 ‘quán xá’ trời hay là những Kinh tinh để cho mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh chuyển vận lại qua.
Nhị thập bát tú theo từ nguyên, vừa có ý nghĩa luân lý, vừa có mục đích mô tả lại công việc một năm của nhà vua. Ví dụ: Giác 角 là vạn vật bắt đầu sinh. Vạn vật sinh ra rồi thì phải định tông miếu lễ nghĩa (Cang 亢), v.v. Giác là đầu mùa xuân, cũng là sừng để tung lòng trời, lòng đất mà nhô lên. Giác có phụ tinh là Thiên Điền 天 田, vì đầu xuân vua ra đồng để cấy một luống tượng trưng…
Ta không đi sâu vào chỉ tiết, mà chỉ cần nhớ tên và vị trí Nhị thập bát tú. Nhị thập bát tú gồm 4 nhóm sao lớn:
a. Nhóm sao phía Đông là Thanh Long 青 龍 , có 7 chòm sao:
(1) Giác 角 Spica và  Virginis
(2) Cang 亢 Virginis
(3) Đê 氐  Libræ
(4) Phòng 房Scorpionis
(5) Tâm 心 Scorpionis
(6) Vĩ 尾  Scorpionis
(7) Cơ 箕 Sagittarii, Telescopii
b. Nhóm sao phía Bắc là Huyền Võ 玄 武, có 7 chòm sao:
(1) Đẩu 斗  Sagittarii
(2) Ngưu 牛 Neb. 323, 324 Capricorne, Neb. 322 Sagittarii
(3) Nữ 女  493 Piazzii, Aquarii
(4) Hư 虛  Aquarii, Equlei
(5) Nguy 危  Aquarii,  Pegasi
(6) Thất 室 Aquarii,  Pegasi
(7) Bích 璧  Andromedæ  Pegasi
c. Nhóm sao phía Tây là Bạch Hổ 白 虎, có 7 chòm sao:
(1) Khuê 奎 16 saoAndromedæ, Piscium
(2) Lâu 婁 Capitis Arietis
(3) Vị 胃  Muscoe
(4) Mão 昴Tauri (Pleiades)
(5) Tất 畢  IV61 Piazi, Tauri (Hyades)
(6) Chủy 觜  Orionis
(7) Sâm 參 , Orionis
d. Nhóm sao phía Nam là Chu Tước 朱 雀, có 7 chòm sao:
(1) Tỉnh 井 8 sao: và  Germinerum
(2) Quỉ 鬼  Caneri
(3) Liễu 柳  Hydræ
(4) Tinh 星  20 và 26 Flamsteed vài sao chòm Hydræ
(5) Trương 張 6 sao và  Hydræ
(6) Dực 翼 22 sao Crateris và Hydræ
(7) Chẩn 軫  Cervi
Cách sắp xếp Nhị thập bát tú trên vòng Hoàng Đạo hết sức phức tạp. Ta thấy có mấy cách sắp sau đây:


IV. Thất Chính 七 正
Thất Chính gồm: (1)Mặt trời (Thái Dương); (2)Mặt trăng (Thái Âm); và Ngũ Hành: (3) Kim Tinh (Thái Bạch); (4) Mộc Tinh (Mộc Đức); (5) Thủy Tinh (Thủy Diệu); (6) Hỏa Tinh (Vân Hán); (7) Thổ Tinh (Thổ Tú).[1]
- Mặt trăng (Lune) quay 1 vòng chu thiên: 1/12 năm.
- Thủy Tinh (Mercure) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.
- Kim Tinh (Venus) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.
- Mặt trời (Soleil) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.
- Hỏa Tinh (Mars) quay 1 vòng chu thiên: 2 năm.
- Mộc Tinh (Jupiter) quay 1 vòng chu thiên: 12 năm.
- Thổ Tinh (Saturne) quay 1 vòng chu thiên: 28 năm.
Hỏa, Mộc, Thổ : Dương (chủ ngoại)
Kim, Thủy: Âm (chủ nội)
Âm Dương đắp đổi giao thoa thành thiên văn, thiên biến, và thời tiết. Ngày nay theo hệ thống Copernic thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những qui đạo bầu dục.
Ngày xưa, người Trung Hoa cũng như Âu Châu quan sát tinh tượng từ trái đất và bằng mắt trần, nên thấy các hành tinh có những đường lối hết sức là phức tạp, lắt léo, lúc tiến lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc hiện lúc ẩn, lúc ấp lúc trì; ánh sáng cũng tùy theo thời tiết, tùy theo các lớp mây lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận biết vui như con người, tiến thì hay, thoái thì dở…
Họ cho rằng: Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy phúc khánh. Mộc Tinh hay Tuế Tinh là phúc tinh, còn Hỏa Tinh là sao đem tới loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch chủ về quân binh nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh chậm, tỉnh táo, ẩn hiện mà bắt chước, điều binh. Thủy Tinh chỉ tứ thời, sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy…
Ta làm bản tóm lược về ngũ tinh như hình sau.


V. Sông Ngân Hà

Vòng Dịch có đường xoáy chữ S ở giữa, thì trời có sông Ngân Hà vắt ngang theo chiều Tí Ngọ.
Cát Hồng Bão Phác Tử viết: Sông Ngân Hà[2] nơi gần Bắc Cực chia thành hai nhánh, và từ đó vắt sang Nam Cực. Một nhánh qua chòm sao Nam Đẩu, một nhánh qua chòm sao Đông Tỉnh. 


 Thiên Tân
Gustav Schlegel cho rằng quả thực cách đây 18.500 năm sông Ngân Hà đã có vị trí như trên, và sách chiêm tinh học đều ghi chép như vậy. Tuy nhiên, vì sự chuyển dịch ngày nay chỗ sông Ngân Hà chẻ nhánh đã xa Bắc Cực nhiều.
Khoảng gần Bắc Cực, sông Ngân Hà có một chỗ khô «có thể lội qua» gọi là Thiên Tân (bến trời) thuộc các chòm sao Ngưu, Đẩu, vì thế Thiên Tân còn có một tên là Cách Tinh. Cách là đến, Tân là qua. Thiên tân trên trời có thể nói là ứng với quẻ Phục trong vòng Dịch Tiên Thiên.
Khảo sát về thiên văn học Trung Hoa ta thấy các nhà thiên văn chẳng những muốn nghiên cứu sự vận chuyển các vì sao, mà còn muốn dùng các sao trên trời để viết lại niềm tin của mình, những hoài bão của mình, những công trình của mình phải làm trong năm, trong tháng. Hơn nữa, người xưa còn muốn đem tâm tư con người mà điểm xuyết cho các vì sao, đem tính nết lành dữ của con người gán ghép cho các vì sao, làm cho bầu trời trăng sao trở thành một thiên đình linh động, thành một triều đình được tổ chức theo như nơi trần thế. Sau cùng, đem gắn liền hoạt động các vì sao vào công việc, vào số mệnh và sự hưng vong họa phúc của dân nước.
Muốn hiểu thiên văn Trung Hoa ta hãy mường tượng như các vì sao nhất là hai vầng nhật nguyệt và 5 hành tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là những vị thần linh, mà Nhị thập bát tú là những quán xá trời mây của những vị thần linh ấy. Các hành tinh này rong ruổi trên con đường Hoàng Đạo nhanh chậm khác nhau. Các hành tinh lại còn đi lúc nhanh lúc chậm, khi đi khi đứng, khi lui gót lúc bối rối vòng vo, lúc giận hờn mà thấy sắc diện, hoặc phát ra những tia lửa tức tối. Mỗi quán xá trời mây của Nhị thập bát tú lại ứng vào một phần đất dưới trần gian, và tùy theo sao lành dữ đóng ở cung nào trên trời thì hạnh phúc hay loạn lạc sinh ra nơi phần đất tương ứng ở trần gian.
( Viết theo Thiên văn học cổ - Nhân tử Nguyễn Văn Thọ ).

Lời nhắn nhủ của dienbatn : Những kiến thức về Thiên văn học này rất quan trọng để hiểu được những phần sau của môn Phong thủy, nhất là khi nghiên cứu về La Kinh. Xin các bạn chớ bỏ qua. dienbatn.
Xin xem tiếp bài 29. dienbatn.

Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh 


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

Mình thích viết Blog, tìm hiểu Tử Vi, Phong Thủy, Kiến Trúc, nghiên cứu Lịch vạn niên, đọc sách tùm lum, hay chia sẽ kiến thức.

QUẢNG CÁO

đặc sản

BẢN ĐỒ BLOG

Xem tử vi 2024

xem tử vi năm 2024

Xem nhiều nhất

Bài viết mới nhất

Bài viết theo thời gian

SƠ ĐỒ BLOG

Bài Nỗi Bật

Tin mới nhất - VnExpress RSS

Blog Bi Bon

Bách Cát Shop

Kho Hàng Giá Sỉ

Dịch Vụ Sửa Nhà

Thảo Mộc Thái Phong

Đặc Sản Shop

Shop Bi Bon

Tổng số lượt xem trang